VINAGRI News - Những người tham gia trong ngành công nghiệp hạt tiêu, đặc biệt là các hộ gia đình, đã được nhắc nhở đừng quá tự mãn trong bối cảnh tốc độ tăng giá toàn cầu mạnh mẽ của mặt hàng này.
Bộ trưởng bộ Hàng hóa và Cây công nghiệp Datuk Douglas Uggah Embas lưu ý rằng sự thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy giá cả lên cao như hiện nay, khoảng 5.500 USD/tấn đối với tiêu đen, tương đương 17.600 RM (Ringgit Malaysia).
“Xu hướng này cũng được phản ánh vào thị trường nội địa mà giá bán tại cổng trang trại hiện đang ở 5.470 USD/tấn (17.500 RM) tiêu đen và 8.750 USD/tấn (28.000 RM) tiêu trắng.
“Tuy nhiên, có một yêu cầu cần giải quyết là các mối quan ngại của người trồng tiêu, khi mà đa số nông dân ở các nước sản xuất chủ yếu tham gia vào lợi ích này là các hộ gia đình. Một trong những thách thức lớn là chi phí sản xuất đang tăng do giá cả các loại phân bón ngày càng cao, nhiều dịch bệnh gây hại cây trồng và sự biến đổi khí hậu, tất cả đều ảnh hưởng đến sản lượng,” Ông Uggah cho biết trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Thường niên lần thứ 41 của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC) tại Kuching, Malaysia ngày 11/11 vừa qua.
Ngoài ra, Uggah cũng nhấn mạnh đến tình trạng khan hiếm đất trồng tiêu như một yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hạt tiêu Malaysia.
“Chính phủ, thông qua Ban Hạt tiêu Malaysia (MPB), đặt ra mục tiêu tăng diện tích trang trại trồng tiêu từ 14.000 ha lên 20.000 ha vào năm 2020.
“Tuy nhiên, đất hiện là rất khan hiếm. Như vậy, những người tham gia ngành công nghiệp hạt tiêu đặc biệt là các hộ gia đình phải tìm cách để tăng năng suất và đồng thời, đa dạng hóa cây trồng của mình.
“Về phần MPB, Chính phủ hy vọng rằng Ban sẽ làm việc chặt chẽ với nông dân trồng tiêu, đặc biệt trong việc quản lý kiểm soát chi phí, tìm kiếm các giống mới và giải quyết các vấn đề dịch bệnh.”
Mặc dù vậy, Bộ trưởng đảm bảo với người nông dân rằng Chính phủ đã công nhận tầm quan trọng của mặt hàng này tuy còn qui mô nhỏ.
Hiện nay, có khoảng 67.000 người tham gia vào ngành công nghiệp hạt tiêu của Malaysia.
“Trong bối cảnh này, Chính phủ đã có các khoản tài trợ dành cho các hộ gia đình để nâng cao năng suất cũng như tái canh trên các khu vực không hiệu quả.”
Về triển vọng của thị trường hạt tiêu, Uggah cũng là phó chủ tịch MPB, đã rất lạc quan.
“Là một chính trị gia, tôi chắc chắn muốn giá tiêu tiếp tục gia tăng,” ông nói đùa. “Nhưng tôi nghĩ rằng phải trên một sự bền vững và hy vọng rằng sẽ tiếp tục được như vậy.”
Theo ông, tiêu vẫn nằm trong nhóm các loại gia vị chính được giao dịch trên toàn cầu, có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,75 tỷ USD (hơn 5,6 tỷ RM) năm ngoái.
Malaysia, ông nói thêm, xếp thứ tư trong số 6 nước thành viên sản xuất của IPC.
“Năm ngoái, sản lượng hạt tiêu toàn cầu là 324.090 tấn, trong đó 39 % đến từ Việt Nam, tiếp theo là Indonesia 18 %, Ấn Độ 17 %, Malaysia 8 %, Brazil 13 % và Sri Lanka 5 %. Nhìn chung, các thành viên của IPC nắm giữ 85 % khối lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu. ”
Khi nói như vậy, Douglas đề xuất cho IPC tiếp tục theo dõi các diễn biến cung cầu trên thị trường hạt tiêu toàn cầu, có tính đến những tác động trực tiếp lên giá cả.
“Tôi chúc mừng IPC có những sáng kiến khác nhau để giải quyết vấn đề này, tôi tin rằng những nỗ lực phối hợp cụ thể hơn nên dành cho việc quản lý nguồn cung và bình ổn giá nhưng đồng thời phải làm tăng tiêu dùng.
“Mỗi phân khúc thị trường phải được khai thác đầy đủ, bao gồm cả trong nước lẫn các quốc gia sản xuất hạt tiêu lớn”, ông nói thêm.
Tại buổi lễ khai mạc, Uggah cũng phát hành cuốn sách IPC thực hành sản xuất tốt và thống kê tiêu cùng với Chủ tịch IPC kiêm Tổng thư ký Bộ Hàng hóa và Cây công nghiệp Datin Paduka Nurmala Abd Rahim.
Giới thiệu cuốn sách mới tại Hội nghị IPC – Kuching, Malaysia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét