“Nếu không chấm dứt tình trạng cường canh, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì Việt Nam không chỉ mất thương hiệu hồ tiêu với khoản thu 1 tỷ USD mỗi năm mà hàng nghìn nông dân sẽ rơi vào cảnh trắng tay, điêu đứng”, ông Lê Đức Huy, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 ở Đăk Lăk cho biết.
Nhiều thị trường từ chối nhập khẩu
Tháng 5 – 2014, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiêu Việt Nam đã bị một số nước châu Âu (Đức, Hà Lan…) trả lại hàng và chịu mọi phí tổn vận chuyển, hợp đồng… do dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể là hoạt chất Carbendazim, một chuyển hóa của Benomyl, được sử dụng rộng rãi ở nước ta để diệt các bệnh nấm trên cây hồ tiêu cao hơn mức cho phép là 0,1 mg/kg.
Tại Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế IPC lần thứ 42 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 vừa qua, ông Michio Nozaki, Chủ tịch Hiệp hội Gia vị Nhật Bản đã gửi văn bản cảnh báo tới các DNXK, nếu không cam kết chất Carbendazim gần bằng 0 thì Nhật Bản sẽ không nhập khẩu tiêu Việt Nam. Còn tại Mỹ, nước tiêu thụ hơn 24.500 tấn tiêu Việt Nam thì hoạt chất Carbendazim lại là chất cấm trong thực phẩm. Như vậy, từ năm 2015 nếu Việt Nam không cam kết bảo đảm được tiêu chí này thì ngành hồ tiêu sẽ mất 30% thị trường cao cấp, khó tính nhưng sẵn sàng trả giá cao nếu bảo đảm các rào cản kỹ thuật, xuất xứ, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường… Các DN thay vì xuất khẩu ra tất cả các nước tiêu thụ trên thế giới thì hồ tiêu chỉ còn con đường xuất thô dạng nguyên liệu cho các nhà rang xay, tinh chế dầu… không yêu cầu khắt khe về chất lượng như Ấn Độ, Indonexia… Trong khi đó, người dân lại ồ ạt trồng tiêu ngoài quy hoạch, trồng trên đất không phù hợp, cường canh, chạy đua với năng suất bằng cách lạm dụng các loại thuốc BVTV, chất kích thích… đẩy nguồn cung tăng lên mặc cho việc cảnh báo giá tiêu sẽ giảm sút trong tương lai.
Cũng theo các DNXK, để xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường thế giới, khâu kiểm định chất lượng rất chặt chẽ, với khoảng 600 hoạt chất cấm, hạn chế trong hồ tiêu được các đơn vị thu mua nước ngoài đưa ra. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có phòng thí nghiệm nào đáp ứng được các yêu cầu này, việc siết chặt chất lượng hồ tiêu từ khâu sản xuất đang được các DNXK chú trọng.
Siết chặt chất lượng hồ tiêu xuất khẩu
Theo đánh giá của các DN và nhà khoa học thì dư lượng thuốc BVTV trong hồ tiêu là thực trạng chung do tình trạng cường canh, lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng… trong các loại nông sản tại Việt Nam. Ông P.V.T, một nông dân trồng tiêu tại thị xã Buôn Hồ cho hay, hồ tiêu là cây trồng khó tính so với các loại cây khác, nên từ khi xuống giống bà con nông dân đã phải sử dụng chất kích thích rễ… đến giai đoạn kinh doanh thì thường xuyên phun các chất kích thích để được trái to, đều, thuốc diệt nấm…
Theo thống kê, ngành hồ tiêu đang đối mặt với hơn 600 hoạt chất bị cấm, giới hạn do các nước nhập khẩu đưa ra, nhưng với hoạt chất Carbendazim rất khó thực hiện do việc lạm dụng thuốc quá nhiều nên cây tiêu không có đủ thời gian phân hủy. Do vậy, ngay từ khi nhận được cảnh báo của các nước nhập khẩu, công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 đã tới tận các vùng nguyên liệu để mở các lớp tập huấn sản xuất hồ tiêu bền vững cho bà con nông dân ở các huyện thị Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar…; cam kết dành nhiều ưu đãi về giá cho người dân nếu bà con bảo đảm được việc quản lý dịch hại tổng hợp, không lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nhưng chưa có chuyển biến nhiều. Hiện tại, Công ty chỉ mới có khoảng 30 ha tiêu dạt chứng nhận Rainforest Alliance.
Ông Lê Đức Huy, Phó TGĐ Công ty cho biết, cây tiêu hiện đang mắc phải những dấu hiệu rủi ro tương tự như ngành Chè những năm 2004 – 2006 là cầu giảm, cung tăng, có vấn đề về chất lượng sản phẩm, một số thị trường từ chối nhập khẩu… Vì vậy, ngay thời điểm này phải xây dựng, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.
Ông Phạm Công Trí, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, Carbendazim là hoạt chất diệt nấm có thời gian phân hủy rất lâu. Thực trạng tồn dư nói trên có thể do bà con nông dân sử dụng để chữa bệnh, cũng có thể do các nhà thu mua sử dụng để bảo quản nông sản. Thực tế, hoạt chất này phát hiện rất nhiều trong các loại nông sản khác, do vậy nếu không chặn đứng cách bảo quản phi khoa học này thì dù bà con nông dân sản xuất, quản lý dịch bệnh tốt thì tồn dư Carbendazim trong nông sản xuất khẩu vẫn vượt mức cho phép.
Theo Đăk Lăk Online
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
Lâm Đồng: Khó đoán những mùa tiêu Liên Hà
Trong 5 năm trở lại đây, nông dân xã Liên Hà, huyện Lâm Hà thường xuyên phá bỏ cây cà phê để trồng mới cây tiêu, ban đầu chỉ xuất hiện lác đác vài khu vực, nay đã lan rộng trên toàn địa bàn xã lên đến khoảng hơn 40ha. Dù đã qua hai mùa bội thu được giá, nhưng với kiểu sản xuất may nhờ, rủi chịu, nên mùa tiêu mới sắp tới đây vẫn là những kết quả khó đoán đối với người nông dân.
Một vườn tiêu tự phát đạt lãi đột biến ở xã Liên Hà, Lâm Hà
Đạt lãi đột biến
Tính đến cuối tháng 10/2014, Liên Hồ là một địa bàn thôn trồng tiêu nhiều nhất ở xã Liên Hà với hơn 20ha đang vào thời kỳ kinh doanh. Đến đây, chúng tôi được tham quan vườn tiêu 0,6ha đang chuẩn bị bước vào tuổi thứ 5 – tuổi nhiều nhất của vùng tiêu hơn 40ha xã Liên Hà. Chủ vườn, ông Vũ Đức Bình cho biết, đến đầu năm 2015, diện tích 0,6ha tiêu của gia đình sẽ thu hoạch vụ thứ 3 kể từ khi xuống giống trồng vào năm 2010. “Chúng tôi đang tích cực chăm bón để đạt năng suất vụ tiêu thứ 3 sao cho ngang bằng với 2 vụ tiêu trước đó là yên tâm…” – ông Bình nói. Bởi theo tính toán của ông Bình, nếu mỗi năm đạt năng suất trung bình trên dưới 4 tấn tiêu khô/0,6ha thì dù giá bán có “bắt đáy” 40-50.000 đồng/kg vẫn có thể thu lãi từ 60-100 triệu đồng (sau khi trừ khoảng 100 triệu đồng đầu tư).
Tuy nhiên, để xây dựng một vườn tiêu kinh doanh 0,6ha, sau hơn 2 năm phải đầu tư cơ bản tổng cộng từ 250-300 triệu đồng. Đến năm thứ 3 trở đi – khi tiêu có thu hoạch thì hàng năm chỉ tốn thêm khoảng 100 triệu đồng vật tư phân bón và công lao động. Trên cánh đồng 6ha cà phê hơn 15 năm tuổi, hàng năm, hộ gia đình ông Bình đạt tổng sản lượng từ 12 tấn hạt nhân trở lên. Nhân với giá hiện thời 40.000 đồng/kg, thành tổng doanh thu 480 triệu đồng. Trừ tất cả nguồn vốn “đầu vào”, gia đình ông Bình thu lãi ròng cà phê hơn 300 triệu đồng. Thay vì “an phận” với con số lãi này hàng năm, hộ ông Bình quyết định sang tỉnh Đắk Nông tìm mua các giống cây tiêu mới về trồng thay thế cho cây cà phê. Đến cuối mùa mưa năm 2010, ông Bình đã phá bỏ đồng loạt trên 0,6ha cà phê rồi cày xới cho đất tơi xốp, xây lên những hàng trụ cột bê tông để xuống giống trồng cây tiêu. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan” trồng tiêu của hộ gia đình anh Bình không hoàn toàn “thuận buồm xuôi gió”. Cây tiêu Đắk Nông sinh trưởng trên vùng đất mới xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mới vào 2 tháng tuổi bỗng chết héo rũ trên diện rộng đến hàng trăm gốc. Lặn lội khắp nơi tìm hiểu mới biết nguyên nhân cây tiêu con chết là do tưới thiếu nước, bón thiếu phân. Ông Bình phải bỏ thêm một lần tiền nữa để trồng lại hàng trăm gốc tiêu này.
May mắn đến với hộ ông Bình với 2 niên vụ tiêu thu hoạch đầu tiên – niên vụ 2012-2013 và 2013-2014, gia đình trồng tiêu đều được mùa, được giá với tổng sản lượng thu 4 tấn tiêu khô/0,6ha/vụ. Ông Bình bán ra với giá “lập đỉnh” mỗi ký tiêu khô trong năm 2013 là 130.000 đồng và trong năm 2014 là 185.000 đồng. So sánh với doanh thu trên cây cà phê cùng thời điểm, cây tiêu đã tạo ra một bước lãi đột biến ngoài mong đợi.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bên cạnh vườn tiêu kinh doanh 0,6ha “gặp hên” nói trên, hộ ông Vũ Đức Bình đã chuyển đổi thêm 0,6ha cà phê sang trồng tiêu mới đã 3 tháng tuổi. Và dự kiến đến đầu năm 2015, ông Bình lại “mở mang” 0,6ha “tiêu trên đất cà” nữa. “Mình chuyển một phần diện tích cà phê sang trồng cây tiêu, nhằm dự phòng nếu thua lỗ cây này còn có cây kia hy vọng gỡ lại…” – ông Bình chia sẻ. Cùng suy nghĩ và làm theo việc “đổi cà sang tiêu” như hộ ông Bình có hộ nông dân trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở cùng địa phương xã Liên Hà với diện tích 0,3ha. Nhưng thay vì cây tiêu xuống giống trồng dưới chân trụ xi măng (cây chết) thì Tuấn trồng dưới gốc cây báng súng (cây sống). Trồng cây sống vẫn theo cự ly cây cách cây và hàng cách hàng 2,5m như “trồng” cây chết. Do chủ yếu chăm sóc đến đâu tự đúc rút kinh nghiệm đến đó, nên Tuấn phải “trả học phí” quá đắt với hơn 70% cây tiêu 7-8 tháng tuổi bị chết khô không kịp cứu chữa. Hiện, vườn tiêu của Tuấn đã trồng mới lại vài tháng tuổi, đang lên xanh tốt là nhờ biết khắc phục những sai sót kỹ thuật lần trước – dẫu những ngày tới rất khó đoán kết quả sinh trưởng như thế nào (?!).
Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà, bà Nguyễn Thị Thưởng khẳng định việc chuyển đổi trồng mới hơn 40ha cây tiêu là do người nông dân tự phát, trong khi quy hoạch “hiện hành” ở địa phương chỉ gồm cây chè, cây cà phê và cây dâu tằm. Bởi vậy, các chi hội nông dân cơ sở đang lưu ý bà con nông dân nên thận trọng, cân đối hợp lý những diện tích chuyển đổi trồng tiêu mới, bằng mọi cách phải giữ lại diện tích đất để canh tác một trong 3 cây chủ lực chính trong hộ gia đình là cây chè, cây cà phê và cây dâu tằm như vừa nêu.
Một vườn tiêu tự phát đạt lãi đột biến ở xã Liên Hà, Lâm Hà
Đạt lãi đột biến
Tính đến cuối tháng 10/2014, Liên Hồ là một địa bàn thôn trồng tiêu nhiều nhất ở xã Liên Hà với hơn 20ha đang vào thời kỳ kinh doanh. Đến đây, chúng tôi được tham quan vườn tiêu 0,6ha đang chuẩn bị bước vào tuổi thứ 5 – tuổi nhiều nhất của vùng tiêu hơn 40ha xã Liên Hà. Chủ vườn, ông Vũ Đức Bình cho biết, đến đầu năm 2015, diện tích 0,6ha tiêu của gia đình sẽ thu hoạch vụ thứ 3 kể từ khi xuống giống trồng vào năm 2010. “Chúng tôi đang tích cực chăm bón để đạt năng suất vụ tiêu thứ 3 sao cho ngang bằng với 2 vụ tiêu trước đó là yên tâm…” – ông Bình nói. Bởi theo tính toán của ông Bình, nếu mỗi năm đạt năng suất trung bình trên dưới 4 tấn tiêu khô/0,6ha thì dù giá bán có “bắt đáy” 40-50.000 đồng/kg vẫn có thể thu lãi từ 60-100 triệu đồng (sau khi trừ khoảng 100 triệu đồng đầu tư).
Tuy nhiên, để xây dựng một vườn tiêu kinh doanh 0,6ha, sau hơn 2 năm phải đầu tư cơ bản tổng cộng từ 250-300 triệu đồng. Đến năm thứ 3 trở đi – khi tiêu có thu hoạch thì hàng năm chỉ tốn thêm khoảng 100 triệu đồng vật tư phân bón và công lao động. Trên cánh đồng 6ha cà phê hơn 15 năm tuổi, hàng năm, hộ gia đình ông Bình đạt tổng sản lượng từ 12 tấn hạt nhân trở lên. Nhân với giá hiện thời 40.000 đồng/kg, thành tổng doanh thu 480 triệu đồng. Trừ tất cả nguồn vốn “đầu vào”, gia đình ông Bình thu lãi ròng cà phê hơn 300 triệu đồng. Thay vì “an phận” với con số lãi này hàng năm, hộ ông Bình quyết định sang tỉnh Đắk Nông tìm mua các giống cây tiêu mới về trồng thay thế cho cây cà phê. Đến cuối mùa mưa năm 2010, ông Bình đã phá bỏ đồng loạt trên 0,6ha cà phê rồi cày xới cho đất tơi xốp, xây lên những hàng trụ cột bê tông để xuống giống trồng cây tiêu. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan” trồng tiêu của hộ gia đình anh Bình không hoàn toàn “thuận buồm xuôi gió”. Cây tiêu Đắk Nông sinh trưởng trên vùng đất mới xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mới vào 2 tháng tuổi bỗng chết héo rũ trên diện rộng đến hàng trăm gốc. Lặn lội khắp nơi tìm hiểu mới biết nguyên nhân cây tiêu con chết là do tưới thiếu nước, bón thiếu phân. Ông Bình phải bỏ thêm một lần tiền nữa để trồng lại hàng trăm gốc tiêu này.
May mắn đến với hộ ông Bình với 2 niên vụ tiêu thu hoạch đầu tiên – niên vụ 2012-2013 và 2013-2014, gia đình trồng tiêu đều được mùa, được giá với tổng sản lượng thu 4 tấn tiêu khô/0,6ha/vụ. Ông Bình bán ra với giá “lập đỉnh” mỗi ký tiêu khô trong năm 2013 là 130.000 đồng và trong năm 2014 là 185.000 đồng. So sánh với doanh thu trên cây cà phê cùng thời điểm, cây tiêu đã tạo ra một bước lãi đột biến ngoài mong đợi.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bên cạnh vườn tiêu kinh doanh 0,6ha “gặp hên” nói trên, hộ ông Vũ Đức Bình đã chuyển đổi thêm 0,6ha cà phê sang trồng tiêu mới đã 3 tháng tuổi. Và dự kiến đến đầu năm 2015, ông Bình lại “mở mang” 0,6ha “tiêu trên đất cà” nữa. “Mình chuyển một phần diện tích cà phê sang trồng cây tiêu, nhằm dự phòng nếu thua lỗ cây này còn có cây kia hy vọng gỡ lại…” – ông Bình chia sẻ. Cùng suy nghĩ và làm theo việc “đổi cà sang tiêu” như hộ ông Bình có hộ nông dân trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở cùng địa phương xã Liên Hà với diện tích 0,3ha. Nhưng thay vì cây tiêu xuống giống trồng dưới chân trụ xi măng (cây chết) thì Tuấn trồng dưới gốc cây báng súng (cây sống). Trồng cây sống vẫn theo cự ly cây cách cây và hàng cách hàng 2,5m như “trồng” cây chết. Do chủ yếu chăm sóc đến đâu tự đúc rút kinh nghiệm đến đó, nên Tuấn phải “trả học phí” quá đắt với hơn 70% cây tiêu 7-8 tháng tuổi bị chết khô không kịp cứu chữa. Hiện, vườn tiêu của Tuấn đã trồng mới lại vài tháng tuổi, đang lên xanh tốt là nhờ biết khắc phục những sai sót kỹ thuật lần trước – dẫu những ngày tới rất khó đoán kết quả sinh trưởng như thế nào (?!).
Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà, bà Nguyễn Thị Thưởng khẳng định việc chuyển đổi trồng mới hơn 40ha cây tiêu là do người nông dân tự phát, trong khi quy hoạch “hiện hành” ở địa phương chỉ gồm cây chè, cây cà phê và cây dâu tằm. Bởi vậy, các chi hội nông dân cơ sở đang lưu ý bà con nông dân nên thận trọng, cân đối hợp lý những diện tích chuyển đổi trồng tiêu mới, bằng mọi cách phải giữ lại diện tích đất để canh tác một trong 3 cây chủ lực chính trong hộ gia đình là cây chè, cây cà phê và cây dâu tằm như vừa nêu.
Theo Văn Việt (Báo Lâm Đồng điện tử)
Hậu Giang: Trồng tiêu dưới tán rừng tràm
Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm kết hợp nuôi thủy sản của ông Dương Thanh Bình ở ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, là điển hình, sáng tạo trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn.
Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm kết hợp với nuôi thủy sản.
Để tạo bước đột phá mới trong việc chuyển đổi cây trồng và tránh cảnh được mùa mất giá, ông Bình đã chủ động đi tham quan, tiếp cận các mô hình làm ăn mới để về thử nghiệm 3 công đất trồng tràm kém hiệu quả của mình. Ông Bình kể: “Tôi chủ động học hỏi các nhà vườn trồng tiêu ở Kiên Giang. Nhận thấy tiêu là cây trồng có nhiều triển vọng nên năm 2009, tôi bắt đầu trồng thử nghiệm 100 gốc tiêu trên thân cây tràm”. Do chưa có kinh nghiệm nên qua 3 năm trồng, 100 nọc tiêu của ông chỉ có 63 gốc phát triển tốt và cho thu hoạch. Vừa rồi, mỗi nọc tiêu cho thu hoạch 2 kg hạt khô, bán với giá 160.000 – 200.000 đ/kg, thu lợi nhuận trên 15 triệu đồng.
Đang chăm sóc vườn tiêu 5 năm tuổi, ông Bình cho biết: “Làm nọc tiêu có thể lấy các loại gòn, dừa, nhưng vài năm thì nọc sẽ bị gãy hoặc chết, khi đó phải thay thế nọc mới nên rất tốn công và kinh phí. Còn tràm là loại cây lâu năm, có nhiều lớp vỏ, giữ nước tốt, vì thế làm nọc tiêu sẽ không bị ảnh hưởng. Trồng dưới tán tràm giúp dây tiêu tránh được sự biến đổi bất thường của thời tiết”.
Một nông dân khác cho biết, trồng tiêu không quá khó vì tiêu chịu được đất phèn và ít sâu bệnh. Người trồng chỉ lưu ý đến việc khai thông hệ thống nước tưới tiêu, đào rãnh thoát nước tránh ngập úng, khoảng cách giữa các nọc tiêu khoảng 1,5 – 2m để dây tiêu mọc nhánh nhiều. Mỗi năm bón cho dây tiêu khoảng 3 lần phân NPK. Ngoài ra, để tiêu ngon, thơm nồng, thì sử dụng thêm phân chuồng để bón gốc. Thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng tiêu dưới tán rừng tràm, hiện tại mô hình của ông Bình được nhân rộng lên với 1.000 nọc tiêu (diện tích 3.000 m2)…
Ông Bình cho biết thêm: “Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng tiêu thì năm thứ 3 tiêu bắt đầu cho thu hoạch khoảng trên dưới 1,5 kg/nọc. Nhưng đến năm thứ 5 – 7 thì một nọc tiêu có thể cho từ 3 – 5 kg. Mỗi nọc tiêu có thể cho hạt tới 20 năm. Đến khi dây tiêu già cỗi không cho năng suất nữa thì có thêm nguồn thu từ cây tràm”. Nói về kỹ thuật, ông Bình chia sẻ: “Do đất phèn nên trước khi trồng nên sử dụng 50 kg vôi bột rải trên 1.000 m2, sau 7 ngày trồng thì sử dụng phân chuồng để để bón với liều lượng 5 – 7 kg/gốc tiêu. Liều lượng bón sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của cây nhằm tạo độ tơi xốp, màu mỡ cho đất. Tràm trồng từ 1,5 – 2 năm tuổi sẽ tiến hành trồng tiêu. Chi phí để đầu tư phân chuồng, thuốc BVTV, giống chỉ 2 triệu đ/công”.
Về hiệu quả của việc trồng tiêu trên đất phèn, ông Bình so sánh: “Trồng tiêu cho thu nhập cao gấp chục lần trồng mía mà không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư, sản phẩm không phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng khác. Hộ nghèo, ít đất vẫn có thể SX, chỉ với 2 công trồng 700 nọc tiêu sau 5 – 7 năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng”. Không chỉ vậy, nhờ tìm tòi, học hỏi nên ông Bình đã nắm được kỹ thuật ươm tiêu giống. Ngoài việc chuẩn bị giống để mở rộng thêm 3 ha, mỗi năm ông còn cung cấp cho thị trường trên dưới 6.000 nọc với giá 6.000 đ/nọc, lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Với việc trồng tiêu, kết hợp với nuôi cá, ốc… mỗi năm đem lại nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng cho gia đình ông Bình.
“Trồng tiêu dưới tán rừng tràm là mô hình hay giúp địa phương giữ được và phát triển diện tích rừng tràm. Hiện diện tích trồng tiêu dưới tán tràm của Long Mỹ là 2,8 ha. Bình quân cho thu nhập 40 – 50 triệu đ/ha đối với tiêu 2 – 3 năm tuổi, trên 100 triệu đ/ha đối với cây 4 – 5 năm tuổi”. Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ – Vị Thanh, cho biết.
Nguồn Nongnghiep.vn
Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm kết hợp với nuôi thủy sản.
Để tạo bước đột phá mới trong việc chuyển đổi cây trồng và tránh cảnh được mùa mất giá, ông Bình đã chủ động đi tham quan, tiếp cận các mô hình làm ăn mới để về thử nghiệm 3 công đất trồng tràm kém hiệu quả của mình. Ông Bình kể: “Tôi chủ động học hỏi các nhà vườn trồng tiêu ở Kiên Giang. Nhận thấy tiêu là cây trồng có nhiều triển vọng nên năm 2009, tôi bắt đầu trồng thử nghiệm 100 gốc tiêu trên thân cây tràm”. Do chưa có kinh nghiệm nên qua 3 năm trồng, 100 nọc tiêu của ông chỉ có 63 gốc phát triển tốt và cho thu hoạch. Vừa rồi, mỗi nọc tiêu cho thu hoạch 2 kg hạt khô, bán với giá 160.000 – 200.000 đ/kg, thu lợi nhuận trên 15 triệu đồng.
Đang chăm sóc vườn tiêu 5 năm tuổi, ông Bình cho biết: “Làm nọc tiêu có thể lấy các loại gòn, dừa, nhưng vài năm thì nọc sẽ bị gãy hoặc chết, khi đó phải thay thế nọc mới nên rất tốn công và kinh phí. Còn tràm là loại cây lâu năm, có nhiều lớp vỏ, giữ nước tốt, vì thế làm nọc tiêu sẽ không bị ảnh hưởng. Trồng dưới tán tràm giúp dây tiêu tránh được sự biến đổi bất thường của thời tiết”.
Một nông dân khác cho biết, trồng tiêu không quá khó vì tiêu chịu được đất phèn và ít sâu bệnh. Người trồng chỉ lưu ý đến việc khai thông hệ thống nước tưới tiêu, đào rãnh thoát nước tránh ngập úng, khoảng cách giữa các nọc tiêu khoảng 1,5 – 2m để dây tiêu mọc nhánh nhiều. Mỗi năm bón cho dây tiêu khoảng 3 lần phân NPK. Ngoài ra, để tiêu ngon, thơm nồng, thì sử dụng thêm phân chuồng để bón gốc. Thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng tiêu dưới tán rừng tràm, hiện tại mô hình của ông Bình được nhân rộng lên với 1.000 nọc tiêu (diện tích 3.000 m2)…
Ông Bình cho biết thêm: “Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng tiêu thì năm thứ 3 tiêu bắt đầu cho thu hoạch khoảng trên dưới 1,5 kg/nọc. Nhưng đến năm thứ 5 – 7 thì một nọc tiêu có thể cho từ 3 – 5 kg. Mỗi nọc tiêu có thể cho hạt tới 20 năm. Đến khi dây tiêu già cỗi không cho năng suất nữa thì có thêm nguồn thu từ cây tràm”. Nói về kỹ thuật, ông Bình chia sẻ: “Do đất phèn nên trước khi trồng nên sử dụng 50 kg vôi bột rải trên 1.000 m2, sau 7 ngày trồng thì sử dụng phân chuồng để để bón với liều lượng 5 – 7 kg/gốc tiêu. Liều lượng bón sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của cây nhằm tạo độ tơi xốp, màu mỡ cho đất. Tràm trồng từ 1,5 – 2 năm tuổi sẽ tiến hành trồng tiêu. Chi phí để đầu tư phân chuồng, thuốc BVTV, giống chỉ 2 triệu đ/công”.
Về hiệu quả của việc trồng tiêu trên đất phèn, ông Bình so sánh: “Trồng tiêu cho thu nhập cao gấp chục lần trồng mía mà không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư, sản phẩm không phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng khác. Hộ nghèo, ít đất vẫn có thể SX, chỉ với 2 công trồng 700 nọc tiêu sau 5 – 7 năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng”. Không chỉ vậy, nhờ tìm tòi, học hỏi nên ông Bình đã nắm được kỹ thuật ươm tiêu giống. Ngoài việc chuẩn bị giống để mở rộng thêm 3 ha, mỗi năm ông còn cung cấp cho thị trường trên dưới 6.000 nọc với giá 6.000 đ/nọc, lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Với việc trồng tiêu, kết hợp với nuôi cá, ốc… mỗi năm đem lại nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng cho gia đình ông Bình.
“Trồng tiêu dưới tán rừng tràm là mô hình hay giúp địa phương giữ được và phát triển diện tích rừng tràm. Hiện diện tích trồng tiêu dưới tán tràm của Long Mỹ là 2,8 ha. Bình quân cho thu nhập 40 – 50 triệu đ/ha đối với tiêu 2 – 3 năm tuổi, trên 100 triệu đ/ha đối với cây 4 – 5 năm tuổi”. Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ – Vị Thanh, cho biết.
Nguồn Nongnghiep.vn
Hồ tiêu, cây trồng “vàng” đất Việt
Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu số 1 của thế giới từ năm 2000 và liên tục 14 năm liền, từ đó đến nay vị trí đó không đổi.
Xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú
Vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Bình Phước phần lớn nằm dọc theo Quốc lộ 13 thuộc 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Qua ngã 3 cửa khẩu Hoa Lư 20 km, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có ấp Tân Hòa nhưng cái tên ấp đó chỉ được sử dụng cho mục đích hành chính, còn tên gọi thường ngày là xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú.
Cả xóm có trên 100 hộ, 100% đều có quê gốc ở Nghệ An và Hà Tĩnh và 100% đều có thu nhập tròm trèm 1 tỷ đồng/năm.
Năm 1988, ông Cao Đình Hồng, đưa 5 con, 4 trai 1 gái: Tân, Tiến, Mạnh, Hùng, Phương đều đang tuổi “lao động vàng” từ xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An vào đây lập nghiệp.
Vùng đất này ngày trước đã có chủ nhưng các hộ kinh tế mới của TP Hồ Chí Minh, các hộ Việt kiều Căm Pu Chia chạy nạn Pôn pốt đã không trụ lại được, còn ông Hồng nhờ đã có “nhãn quan” kinh tế mới (vốn là dân Hưng Nguyên đi kinh tế mới ở Nghĩa Đàn) nên sớm phát hiện ra mỏ vàng dưới lớp đất bazan nâu đỏ và trồng tiêu ngay từ những ngày đầu.
Ban đầu chỉ được vài trăm trụ nhưng với giá tiêu sọ 1 chỉ vàng/kg, ông Hồng khá lên rất nhanh và thu hút thêm nhiều gia đình khác và ấp Tân Hòa trở thành xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú. Riêng đại gia đình ông Hồng đã có đến 40 ha, trồng 3 cây chính là hồ tiêu, cao su và cà phê, trong đó hồ tiêu là chủ lực với sản lượng bình quân 35 T/năm.
Không riêng Tân Hòa mà hồ tiêu đã làm nên bao nhiêu ấp tỷ phú khác, đổi đời hàng vạn hộ nông dân từ nghèo trở nên khá giả, giàu có ở Châu Đức (BR-VT), Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai), Đăk Mil, Cư Jut (Đăk Nông), Eakar, Eahleo (Đăk Lăk) Chư Sê (Gia Lai)…
Đến với những xóm ấp này cứ tưởng một nơi nào đó trên thế giới vì ai ai cũng có biệt thự, có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại, có tài khoản ngân hàng, xài thẻ tín dụng, sử dụng internet và đặc biệt vào các dịp lễ tết thì đoàn xe hơi, con em của họ đang đi làm ăn ở các thành phố, cứ nối đuôi nhau…
Sức mạnh của thông tin
Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu số 1 của thế giới từ năm 2000 và liên tục 14 năm liền, từ đó đến nay vị trí đó không đổi. Hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất của Việt Nam không xảy ra hiện tượng “được mùa mất giá” do người nông dân có thể tự điều tiết lượng hàng hóa bán ra từng thời điểm để có được giá cả có lợi nhất.
Tại sao các mặt hàng có thế mạnh tương tự hồ tiêu như cà phê, cá da trơn lại không làm được điều đó? Câu trả lời là hồ tiêu có được sự hỗ trợ của thông tin. Không có mặt hàng nào mà có được thông tin minh bạch về sản lượng sản xuất, lượng hàng tồn kho, cân đối cung cầu, giá cả trên từng thị trường được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao như thông tin của Hiệp hội hồ tiêu thế giới IPC.
Gia nhập IPC năm 2005, Hiệp hội hồ tiêu VN – VPA là hội ngành hàng duy nhất của Việt Nam gia nhập hội ngành hàng của thế giới và trở thành thành viên quan trọng nhất, thành viên có mức đóng góp hội phí cao nhất (100.000 USD/năm), cho tổ chức này.
IPC có 6 thành viên, bao gồm Brazin, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka và Việt Nam có tổng sản lượng 331.500 T, chiếm 87% sản lượng hồ tiêu của toàn thế giới (năm 2013) nên tiếng nói của IPC cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành hàng này trên quy mô toàn thế giới.
Thông tin của IPC được VPA chuyển tải lại trên trang web của mình và trở thành công cụ tư vấn cực kỳ hiệu quả không những cho các DN, các trang trại mà cả cho hàng nghìn hộ trồng tiêu khác.
Mặt khác, do được tích lũy từ nhiều năm nên phần lớn các hộ trồng tiêu không bị thúc ép bởi gạo tiền thường nhật, tiêu lại có thể đóng bao bảo quản thông thường từ 2-3 năm mà không sợ bị hư hao, đấy là cơ sở để người trồng tiêu, trữ tiêu lựa chọn được thời điểm bán ra phù hợp nhất cho mình.
Đoàn khách quốc tế tham quan một vườn trồng hồ tiêu
Đâu là lợi thế của hồ tiêu Việt Nam?
Năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu kinh doanh của VN khoảng 63.000 ha cho sản lượng 135.000 T (đã trừ 20.000 T nhập khẩu) bán được 1.080 triệu USD (không kể 6.000 T tiêu dùng nội địa) bình quân mỗi ha thu được hơn 17.000 USD (tương đương 350 triệu VND).
Năm 2014 trở thành năm lịch sử trên cả 3 phương diện: Diện tích, sản lượng, giá trị, đồng thời cũng là năm cao nhất của giá bán hồ tiêu tại nông hộ – bình quân 170.000 đ/kg. Với mức giá trên ít có cây nào sánh kịp và trở thành động lực làm bùng nổ diện tích trồng mới.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia, diện tích trồng mới trong 2 năm 2013 và 2014 là rất lớn, ước khoảng 10.000 ha/năm và chưa có dấu hiệu dừng lại, bởi vậy diện tích hồ tiêu trong các năm tới sẽ là 100.000 ha, gấp 2 lần diện tích quy hoạch định hướng của Bộ NN&PTNT.
Song song với bùng nổ về diện tích, thâm canh ắt cũng sẽ bùng nổ về dịch bệnh. Điều tra của Viện KHKTNN Miền Nam cho thấy hồ tiêu đang mắc 8 trọng bệnh là chết nhanh, chết chậm, xoăn lá, thối rễ, đốm lá đen, đốm lá trắng, đốm rong, rệp bông, trong đó có 2 bệnh nguy hiểm nhất từng xóa sổ nhiều vùng tiêu ở Việt Nam là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và chết chậm do nấm Fusarium.
Nấm bệnh nhiều làm cho lượng dùng thuốc BVTV trên hồ tiêu tăng lên, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đấy là nguyên nhân chính làm cho tiêu VN không đủ độ tin cậy để chen chân được vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Mức giá 200.000 đ/kg được coi là kỷ lục trong vòng 15 năm nay của hồ tiêu VN nhưng hãy còn rất rẻ so với Ấn Độ, Mã lai, Indo từ 1.500 – 2.500 USD/T.
Từng có nhiều đoàn đại biểu của IPC tham quan hồ tiêu VN, trong đó có không ít các nhà khoa học hàng đầu về hồ tiêu. Khi đến các vườn tiêu có năng suất từ 4-5 T/ha, họ đều khen ngợi nông dân ta hết lời nhưng khi về tới khách sạn chỉ còn vài người thân tình thì họ lại nói khác, 30 năm, 50 năm trước hồ tiêu của họ cũng từng đạt năng suất như vậy nhưng bị gãy đổ bởi dịch bệnh. Cũng theo họ, muốn bền vững thì năng suất chỉ nên duy trì trên dưới 2 T/ha.
Sự tăng giá nhiều năm liền của hồ tiêu do sự phát triển của ngành chế biến thức ăn nhanh sử dụng nhiều gia vị hơn; sự tăng giá đột biến từ 7.053 USD lên 11.000 USD/T vào cuối năm 2014 vừa qua chủ yếu là do giảm sản lượng 43.000 T từ Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka. Những nước này, nhất là Brazil đang nỗ lực để tăng sản lượng hồ tiêu, dự báo sản lượng cầu vượt cung ở năm 2015 trở về sau sẽ không còn đáng kể….
Xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú
Vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Bình Phước phần lớn nằm dọc theo Quốc lộ 13 thuộc 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Qua ngã 3 cửa khẩu Hoa Lư 20 km, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có ấp Tân Hòa nhưng cái tên ấp đó chỉ được sử dụng cho mục đích hành chính, còn tên gọi thường ngày là xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú.
Cả xóm có trên 100 hộ, 100% đều có quê gốc ở Nghệ An và Hà Tĩnh và 100% đều có thu nhập tròm trèm 1 tỷ đồng/năm.
Năm 1988, ông Cao Đình Hồng, đưa 5 con, 4 trai 1 gái: Tân, Tiến, Mạnh, Hùng, Phương đều đang tuổi “lao động vàng” từ xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An vào đây lập nghiệp.
Vùng đất này ngày trước đã có chủ nhưng các hộ kinh tế mới của TP Hồ Chí Minh, các hộ Việt kiều Căm Pu Chia chạy nạn Pôn pốt đã không trụ lại được, còn ông Hồng nhờ đã có “nhãn quan” kinh tế mới (vốn là dân Hưng Nguyên đi kinh tế mới ở Nghĩa Đàn) nên sớm phát hiện ra mỏ vàng dưới lớp đất bazan nâu đỏ và trồng tiêu ngay từ những ngày đầu.
Ban đầu chỉ được vài trăm trụ nhưng với giá tiêu sọ 1 chỉ vàng/kg, ông Hồng khá lên rất nhanh và thu hút thêm nhiều gia đình khác và ấp Tân Hòa trở thành xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú. Riêng đại gia đình ông Hồng đã có đến 40 ha, trồng 3 cây chính là hồ tiêu, cao su và cà phê, trong đó hồ tiêu là chủ lực với sản lượng bình quân 35 T/năm.
Không riêng Tân Hòa mà hồ tiêu đã làm nên bao nhiêu ấp tỷ phú khác, đổi đời hàng vạn hộ nông dân từ nghèo trở nên khá giả, giàu có ở Châu Đức (BR-VT), Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai), Đăk Mil, Cư Jut (Đăk Nông), Eakar, Eahleo (Đăk Lăk) Chư Sê (Gia Lai)…
Đến với những xóm ấp này cứ tưởng một nơi nào đó trên thế giới vì ai ai cũng có biệt thự, có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại, có tài khoản ngân hàng, xài thẻ tín dụng, sử dụng internet và đặc biệt vào các dịp lễ tết thì đoàn xe hơi, con em của họ đang đi làm ăn ở các thành phố, cứ nối đuôi nhau…
Sức mạnh của thông tin
Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu số 1 của thế giới từ năm 2000 và liên tục 14 năm liền, từ đó đến nay vị trí đó không đổi. Hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất của Việt Nam không xảy ra hiện tượng “được mùa mất giá” do người nông dân có thể tự điều tiết lượng hàng hóa bán ra từng thời điểm để có được giá cả có lợi nhất.
Tại sao các mặt hàng có thế mạnh tương tự hồ tiêu như cà phê, cá da trơn lại không làm được điều đó? Câu trả lời là hồ tiêu có được sự hỗ trợ của thông tin. Không có mặt hàng nào mà có được thông tin minh bạch về sản lượng sản xuất, lượng hàng tồn kho, cân đối cung cầu, giá cả trên từng thị trường được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao như thông tin của Hiệp hội hồ tiêu thế giới IPC.
Gia nhập IPC năm 2005, Hiệp hội hồ tiêu VN – VPA là hội ngành hàng duy nhất của Việt Nam gia nhập hội ngành hàng của thế giới và trở thành thành viên quan trọng nhất, thành viên có mức đóng góp hội phí cao nhất (100.000 USD/năm), cho tổ chức này.
IPC có 6 thành viên, bao gồm Brazin, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka và Việt Nam có tổng sản lượng 331.500 T, chiếm 87% sản lượng hồ tiêu của toàn thế giới (năm 2013) nên tiếng nói của IPC cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành hàng này trên quy mô toàn thế giới.
Thông tin của IPC được VPA chuyển tải lại trên trang web của mình và trở thành công cụ tư vấn cực kỳ hiệu quả không những cho các DN, các trang trại mà cả cho hàng nghìn hộ trồng tiêu khác.
Mặt khác, do được tích lũy từ nhiều năm nên phần lớn các hộ trồng tiêu không bị thúc ép bởi gạo tiền thường nhật, tiêu lại có thể đóng bao bảo quản thông thường từ 2-3 năm mà không sợ bị hư hao, đấy là cơ sở để người trồng tiêu, trữ tiêu lựa chọn được thời điểm bán ra phù hợp nhất cho mình.
Đoàn khách quốc tế tham quan một vườn trồng hồ tiêu
Đâu là lợi thế của hồ tiêu Việt Nam?
Năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu kinh doanh của VN khoảng 63.000 ha cho sản lượng 135.000 T (đã trừ 20.000 T nhập khẩu) bán được 1.080 triệu USD (không kể 6.000 T tiêu dùng nội địa) bình quân mỗi ha thu được hơn 17.000 USD (tương đương 350 triệu VND).
Năm 2014 trở thành năm lịch sử trên cả 3 phương diện: Diện tích, sản lượng, giá trị, đồng thời cũng là năm cao nhất của giá bán hồ tiêu tại nông hộ – bình quân 170.000 đ/kg. Với mức giá trên ít có cây nào sánh kịp và trở thành động lực làm bùng nổ diện tích trồng mới.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia, diện tích trồng mới trong 2 năm 2013 và 2014 là rất lớn, ước khoảng 10.000 ha/năm và chưa có dấu hiệu dừng lại, bởi vậy diện tích hồ tiêu trong các năm tới sẽ là 100.000 ha, gấp 2 lần diện tích quy hoạch định hướng của Bộ NN&PTNT.
Song song với bùng nổ về diện tích, thâm canh ắt cũng sẽ bùng nổ về dịch bệnh. Điều tra của Viện KHKTNN Miền Nam cho thấy hồ tiêu đang mắc 8 trọng bệnh là chết nhanh, chết chậm, xoăn lá, thối rễ, đốm lá đen, đốm lá trắng, đốm rong, rệp bông, trong đó có 2 bệnh nguy hiểm nhất từng xóa sổ nhiều vùng tiêu ở Việt Nam là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và chết chậm do nấm Fusarium.
Nấm bệnh nhiều làm cho lượng dùng thuốc BVTV trên hồ tiêu tăng lên, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đấy là nguyên nhân chính làm cho tiêu VN không đủ độ tin cậy để chen chân được vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Mức giá 200.000 đ/kg được coi là kỷ lục trong vòng 15 năm nay của hồ tiêu VN nhưng hãy còn rất rẻ so với Ấn Độ, Mã lai, Indo từ 1.500 – 2.500 USD/T.
Từng có nhiều đoàn đại biểu của IPC tham quan hồ tiêu VN, trong đó có không ít các nhà khoa học hàng đầu về hồ tiêu. Khi đến các vườn tiêu có năng suất từ 4-5 T/ha, họ đều khen ngợi nông dân ta hết lời nhưng khi về tới khách sạn chỉ còn vài người thân tình thì họ lại nói khác, 30 năm, 50 năm trước hồ tiêu của họ cũng từng đạt năng suất như vậy nhưng bị gãy đổ bởi dịch bệnh. Cũng theo họ, muốn bền vững thì năng suất chỉ nên duy trì trên dưới 2 T/ha.
Sự tăng giá nhiều năm liền của hồ tiêu do sự phát triển của ngành chế biến thức ăn nhanh sử dụng nhiều gia vị hơn; sự tăng giá đột biến từ 7.053 USD lên 11.000 USD/T vào cuối năm 2014 vừa qua chủ yếu là do giảm sản lượng 43.000 T từ Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka. Những nước này, nhất là Brazil đang nỗ lực để tăng sản lượng hồ tiêu, dự báo sản lượng cầu vượt cung ở năm 2015 trở về sau sẽ không còn đáng kể….
Nguồn Nông nghiệp Việt Nam