13 năm liên tục ở “ngôi hậu” trong “làng xuất khẩu hồ tiêu thế giới”, hạt tiêu Việt Nam đang ở thời kỳ huy hoàng nhất. Quy hoạch phát triển cho ngành này vừa được ban hành cuối tháng 6, nay đã bộc lộ tính thiếu thực tế…
Các nhà hoạch định chiến lược hoàn toàn có lý khi khẳng định quy hoạch phát triển phải dựa trên nhu cầu thị trường, khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững… Nhưng, dường như các nhà hoạch định lại đang tự mâu thuẫn với chính mình trong mục tiêu phát triển và định hướng quy hoạch.
Giữ kỷ luật hay giả làm ngơ?
Hồ tiêu của Việt Nam là cây trồng có sức cạnh tranh đặc biệt lớn, thị trường thế giới lại rất hút hàng, giá hồ tiêu xuất khẩu đang cao kỷ lục khiến nông dân trồng tiêu lãi to. Cho nên không chỉ nông dân, mà có lẽ ngay cả các cơ quan quản lý địa phương cũng đang làm ngơ trước mệnh lệnh xóa bỏ hơn 20% diện tích hồ tiêu nằm ngoài quy hoạch.
Trước hết, nếu diện tích trồng hồ tiêu năm 2013 tăng theo diện tích cho thu hoạch như đã được công bố thì tổng diện tích đã đạt hơn 62.000ha, tức là tăng khoảng 12.000ha (23,8%) trong vòng bốn năm gần đây. So với quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, diện tích hồ tiêu duy trì và ổn định ở mức 50.000ha, thì con số tăng nói trên phải xử sao đây?
Tại sao diện tích hồ tiêu lại tăng nóng chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng do giá hồ tiêu xuất khẩu những năm gần đây đã hai lần tăng đột biến. Nếu như giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2006 chỉ đạt 1.632 USD/tấn thì năm 2007 tăng gấp đôi lên 3.269 USD/tấn, nửa đầu năm nay đã là 7.156 USD/tấn. Đây chính là nguồn động lực cực lớn thúc đẩy nông dân dồn sức phát triển cây tiêu.
Doanh thu từ hồ tiêu cao hơn bất kỳ loại cây công nghiệp lâu năm nào khác, mỗi hecta hồ tiêu đạt hơn 14.200 USD, cao gấp 5,2 lần so với cà phê, 5,6 lần so với cao su và 8 lần so với chè và điều. Rõ ràng với doanh thu như vậy, chắc chắn “phán quyết” giảm mạnh diện tích đang lãi “khủng” hiện nay để chuyển sang các loại cây cho doanh thu thấp hơn là điều quá khó để nông dân chấp nhận, nếu không muốn nói là không thể.
Giá có thể tăng mãi được không?
Giá hồ tiêu tăng nóng như vậy có phải nhờ ngành hồ tiêu nước ta đã điều tiết được giá thế giới, trong đó công đầu thuộc về nông dân, như nhiều ý kiến đã khẳng định? Các số liệu thống kê hoàn toàn đủ để cho phép khẳng định rằng đây chỉ là điều kiện đủ, khi điều kiện cần đã xuất hiện.
Trước hết, theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), diện tích hồ tiêu thế giới năm 2012 đã giảm xuống 540.000ha (từ 640.000ha năm 2006), tức là đã giảm tới 15,7%. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2012 chỉ đạt 461.000 tấn, vẫn giảm 5.000 tấn so với kỷ lục 466.000 tấn trước đó sáu năm, do năng suất trong cùng kỳ tăng khá.
Theo ước tính của IPC, sản lượng hồ tiêu thế giới năm nay lại giảm do mất mùa và gần như sẽ trở lại như mức đã đạt được năm 2006. Như vậy, sản lượng hồ tiêu thế giới bảy năm gần đây hầu như “giậm chân tại chỗ”. Nghĩa là nguồn cung khan hiếm làm giá liên tục sốt nóng.
Trong điều kiện cán cân cung – cầu nghiêng về phía các quốc gia xuất khẩu như vậy, với tỉ trọng thị phần xấp xỉ 39% trong những năm gần đây, việc nông dân trồng hồ tiêu nước ta không ồ ạt bán ra ở những thời điểm nhất định, họ đã tận dụng được cơ hội mà thị trường mang lại.
Bởi lẽ, nếu như diện tích và sản lượng hồ tiêu thế giới tăng mạnh như những năm trước đây, giá hồ tiêu liên tục đứng ở mức thấp thì cho dù điều tiết được lượng xuất khẩu, chắc chắn họ cũng không có phép mầu nào để đẩy giá xuất khẩu nhúc nhích.
Theo quy luật thị trường hàng hóa thế giới, sau một thời gian tăng nóng đủ dài, giá cả sẽ thúc đẩy sản xuất tăng mạnh, dẫn tới tình trạng cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ giảm mạnh cũng trong một thời gian đủ dài, một chu kỳ gồm hai pha nóng, lạnh tương tự sẽ được lặp lại. Điều đó đã được chứng minh trong ba thập kỷ gần đây. Thị trường hồ tiêu đã trải qua hai chu kỳ sốt nóng – lạnh 1985-1993 và 1994-2005, từ năm 2006 đến nay là giai đoạn sốt nóng.
Trong khi đó, với tổng sản lượng ổn định ở mức 140.000 tấn theo quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2-1,3 tỉ USD, giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta ít nhất phải đạt khoảng 8.600-9.300 USD/tấn, tức là sẽ tăng khoảng 30-40% so với năm 2013.
Cho dù mục tiêu này còn được hỗ trợ bởi việc nâng cao chất lượng và tái cơ cấu, nhưng sau pha sốt nóng đã bước sang năm thứ tám hiện nay, không ai dám đoán chắc giá hồ tiêu thế giới sẽ còn liên tục tăng mạnh như hiện nay. Và nếu giá tiếp tục tăng nóng như vậy, chắc chắn nông dân nước ta sẽ còn dồn sức hơn nữa để phát triển hồ tiêu, cho nên mục tiêu giảm diện tích sẽ càng xa vời hơn nữa.
Hướng đi nào?
Như đã nói ở trên, cho dù giá hồ tiêu năm nay đã bước sang năm thứ tám sốt nóng, mà theo quy luật sau “nóng” sẽ là “lạnh”. Nhưng cũng lại có những dự đoán rằng nhiều khả năng chu kỳ “nóng” còn kéo dài khoảng ba bốn năm nữa và sẽ đạt kỷ lục về thời gian sốt nóng kể từ thập niên 1960 trở lại đây.
Lý do chủ yếu để suy đoán như vậy là do châu Á chiếm gần 90% diện tích và 84% sản lượng hồ tiêu thế giới đang đối mặt với nguy cơ El Nino, cho nên rất khó để khôi phục nhanh diện tích trong ngắn hạn.
Trong đó, như các số liệu thống kê của FAO cho thấy, trong khi diện tích hồ tiêu của “người khổng lồ” Ấn Độ đạt kỷ lục hơn 260.000ha năm 2006, chiếm 40,7% tổng diện tích thế giới, nhưng năm 2012 vẫn ở sát mức đáy 185.000ha.
Bên cạnh đó, một “đại gia” khác về diện tích hồ tiêu là Indonesia với gần 179.000ha (năm 2012) cũng chỉ có năng suất khiêm tốn ở mức 58% năng suất bình quân của thế giới, cho nên khả năng nhanh chóng phục hồi diện tích bị giảm rất lớn cũng không hề dễ dàng.
Trong điều kiện như vậy, với ưu thế vượt trội gấp 2,34 lần năng suất bình quân của thế giới và gấp 4 lần của Indonesia, thậm chí gấp 6,9 lần của Ấn Độ…, rõ ràng sức cạnh tranh của hồ tiêu nước ta là đặc biệt lớn.
Thực tế đó có lẽ cho phép khẳng định rằng việc nông dân nước ta tăng rất mạnh diện tích hồ tiêu kể từ cuối thập niên 1990, thậm chí tăng ồ ạt ngay cả trong những năm sốt lạnh giá hồ tiêu thế giới đầu thế kỷ này và giành luôn “ngôi hậu” trong “làng xuất khẩu hồ tiêu thế giới” để hưởng lợi giá hồ tiêu thế giới sốt nóng từ năm 2006 đến nay là lựa chọn đúng.
Trong bối cảnh như vậy, ép nông dân giảm mạnh diện tích là một việc khó. Chấp nhận diện tích hiện có, hay thậm chí tăng thêm, làm tăng vọt năng suất lên gấp rưỡi như mục tiêu đã đề ra cần phải dựa trên cơ sở tính toán và năng lực dự báo thị trường giỏi của đội ngũ chuyên môn có nghiệp vụ vững vàng.
Giảm diện tích và sản lượng trong lúc sốt nóng giá cả thế giới vẫn còn ở phía trước là một quyết định không dễ dàng. Nhưng rõ ràng, trong tư thế dẫn đầu hiện nay, một nỗ lực cần làm tốt bên cạnh năng suất và tái cơ cấu mặt hàng là việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho “tiêu Việt Nam”, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bạt ngàn hồ tiêu Tây nguyên
Vỡ quy hoạch
Giá hồ tiêu thực tế tại vườn ở Gia Lai dao động ở mức 190.000-200.000 đồng/kg đang tiếp tục kéo dài cơn sốt hồ tiêu nơi có diện tích trồng tiêu lớn nhất nước này. Theo quy hoạch của tỉnh, đến năm 2020 diện tích hồ tiêu trên toàn tỉnh ở mức 6.000ha nhưng chỉ mới đến giữa năm nay đã vượt lên 10.000ha.
Chia sẻ về thực trạng này, ông Lê Văn Lịnh phó giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai nói: “Còn năm năm nữa mới tới thời điểm chốt của quy hoạch hồ tiêu toàn tỉnh nhưng đến giờ đã có tới gần 10.000ha hồ tiêu rồi. Chúng tôi cố gắng khống chế, khuyến cáo người dân nhưng không thể kiểm soát được”.
Ông Lịnh cũng nói hiện nay Gia Lai chưa có một nhà máy chế biến hồ tiêu tập trung nào, đầu ra cho sản phẩm lẫn các công tác hỗ trợ khuyến nông đi kèm (bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh, tìm kiếm thị trường…) chưa thật sự mạnh nên việc hồ tiêu vỡ quy hoạch đang tạo ra những nguy cơ trước mắt: được mùa rớt giá, mất mùa được giá.
Gia Lai có vùng chuyên canh hồ tiêu nổi tiếng, đã tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu hồ tiêu Chư Sê. Ở địa phương này, cây tiêu đã giúp nông dân đổi đời, nhiều hộ gia đình thu nhập tiền tỉ từ các vườn hồ tiêu. Ông Hoàng Phước Bính – đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (huyện Chư Sê) – cho biết hiện diện tích hồ tiêu của riêng Chư Sê đã lên tới gần 2.500ha.
Theo tính toán của người dân ở đây, trung bình 1ha tiêu thụ được từ 700-800 triệu đồng, trừ chi phí nắm chắc trong tay 400-500 triệu đồng. Hấp lực này khiến rất nhiều hộ nông dân tại các huyện Chư Sê, Chư Prông, Đắk Đoa, Đức Cơ… của tỉnh Gia Lai đã chặt bỏ các vườn cây khác chuyển qua trồng hồ tiêu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ dân nếm trái đắng từ việc chuyển qua trồng loại cây này. Ông Lê Đình Hân, nông dân ở thôn 5, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, cho biết trước đây trồng 900 trụ tiêu, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Đến năm 2009, gia đình tăng thêm gần 1,5ha trồng hồ tiêu. Nhưng rồi “quả đắng” hồ tiêu bắt đầu ập đến. “Gần 900 trụ tiêu của tôi đã bị nhiễm bệnh chết, bao nhiêu tiền của, công sức ra đi” – ông Hân nói.
Thống kê của Sở NN&PTNT Gia Lai cho thấy năm 2012 và 2013 toàn tỉnh có gần 500ha tiêu bị chết do nhiễm bệnh nấm, chỉ riêng năm 2014 diện tích tiêu chết đã lên trên 600ha và đang có xu hướng tăng.
Theo Tuổi Trẻ
Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014
Đăk Lăk: Triển vọng từ các mô hình trồng tiêu bền vững
Sự phát triển ồ ạt của cây tiêu trong những năm qua không chỉ phá vỡ quy hoạch của Tỉnh mà còn dễ dẫn đến tình trạng cây tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại đến kinh tế người dân. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững đang là một trong những giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị cây tiêu cần được nhân rộng.
Vườn tiêu ở xã Ea Bhôk (Cư Kuin) cho năng suất cao và ổn định nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng bền vững.
Những năm gần đây, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao nên nhiều hộ nông dân đổ xô trồng tiêu, khiến diện tích loại cây này trong Tỉnh không ngừng tăng nhanh. Nếu như năm 2005 toàn Tỉnh mới chỉ có 3.567 ha tiêu thì đến nay đã tăng lên 11.000 ha (vượt trên 6.000 ha so với quy hoạch), sản lượng đạt gần 20.000 tấn/vụ. Mặc dù là loại cây trồng có khả năng thích ứng với nhiều vùng đất và nhu cầu nước tưới ít hơn cà phê, vụ thu hoạch hoàn toàn trong mùa khô, nhưng do yêu cầu kỹ thuật chăm sóc đối với cây tiêu khá cao, vốn đầu tư lớn, nên việc mở rộng diện tích tiêu không theo quy hoạch và chăm sóc không hợp lý rất dễ khiến cây tiêu bị nhiễm bệnh chết.
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đăk Lăk cho biết, từ việc phát triển ồ ạt cây tiêu đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy: Người dân phá bỏ nhiều diện tích cây trồng khác như cà phê, điều, cao su, cây ăn quả… để trồng tiêu. Thêm vào đó, khi chuyển sang trồng tiêu, người dân thường thiếu chú trọng khâu cải tạo đất, xử lý mầm bệnh. Phần lớn diện tích tiêu trong Tỉnh đều được trồng chủ yếu trên trụ chết, chưa chú trọng đến cây che bóng cho tiêu. Phân hóa học được bón với liều lượng cao, mất cân đối, lại ít quan tâm đến phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho cây tiêu, chính vì vậy tình hình sâu, bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Qua theo dõi của Chi cục BVTV, tính từ năm 2008 đến nay, tổng diện tích tiêu bị bệnh héo chết nhanh và vàng lá chết chậm là gần 680 ha với tỷ lệ hại từ 5-20%, diện tích bị nhiễm tuyến trùng là 580 ha.
Để cải thiện tính bền vững trong quá trình sản xuất cây tiêu, năm 2011 Viện KHKT Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Tỉnh tiến hành khảo sát xây dựng mô hình trình diễn trồng tiêu theo hướng bền vững tại phường Tân Bình (thị xã Buôn Hồ) và xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin) trên diện tích 5,3 ha, gồm 20 hộ tham gia mô hình trồng tiêu trên trụ cây sống. Kết quả cho thấy, năng suất tiêu từ các mô hình này cao hơn sản xuất đại trà từ 20,2 – 25,0 % (so sánh tại các vùng xây dựng mô hình). Tiếp tục đến năm 2012, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), Công ty thu mua Euroma phối hợp với Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 (Simexco Dak Lak) đã hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững”. Dự án được triển khai tại xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar), xã Ea Tân (huyện Krông Năng), phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ) với sự tham gia của 500 hộ dân, diện tích tiêu được chứng nhận là 411 ha, sản lượng 777 tấn, sản lượng thu mua 336 tấn (theo chứng nhận Rainforest Alliance)… Từ việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững, nhiều hội, đoàn thể và đơn vị chức năng địa phương trong Tỉnh đã có cơ sở để tổ chức cho hội viên tham quan các vườn tiêu hiệu quả trên địa bàn; đồng thời mở các lớp tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng tiêu hiệu quả theo hướng bền vững để bà con nông dân áp dụng. Từ đó những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật để chăm sóc cây tiêu đạt chất lượng cao đã được nhiều nông dân chia sẻ với nhau và mô hình này ngày càng nhân rộng.
Vườn tiêu của gia đình ông Trần Văn Tam ở xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar được áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng bền vững (theo Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững) từ hơn 2 năm nay. So với các vườn tiêu trồng theo phương thức truyền thống thì vườn tiêu gia đình ông có nhiều khác biệt như ít bị sâu bệnh, lá tiêu dày và xanh hơn, đặc biệt là đã hạn chế được dịch bệnh chết nhanh, chết chậm. Ông Tam cho biết, quy trình chăm sóc vườn tiêu bằng phương pháp sinh học khá đơn giản, chỉ sử dụng toàn phân xanh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây khi mới trồng. Khi tiêu cho trái thì bón thêm một ít phân vô cơ để hỗ trợ cây nuôi trái. Nhờ vậy với 1 ha tiêu kinh doanh, gia đình ông thu hoạch trung bình khoảng 6 tấn tiêu hạt, thu lãi trên 900 triệu đồng/năm, cao hơn các hộ trồng đại trà khác trong xã từ 1 – 2 tấn/ha.
Ông Huỳnh Quốc Thích cho hay: Đối với việc thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững thì nông dân được hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác tiêu bền vững, phương pháp thu hoạch, phơi sấy, bảo quản hồ tiêu và an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, được cấp phát và hướng dẫn sổ ghi chép nhật ký nông hộ, giúp nông dân chủ động hơn trong các khâu kỹ thuật, biết hạch toán chi phí trong sản xuất; được hỗ trợ mua tủ đựng thuốc BVTV, kinh phí đào hố để thu gom rác, nhất là bao bì thuốc BVTV nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động. Nhờ vậy, từ chỗ sản xuất tiêu theo kinh nghiệm là chính, nông dân đã biết hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chú trọng dùng phân hữu cơ vi sinh, tạo hệ thống thoát nước, trồng cây che bóng, chắn gió và sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục được khuyến cáo để phòng bệnh cho tiêu định kỳ nên vườn cây phát triển tốt, tăng năng suất. Không chỉ được chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiêu bền vững, các hộ tham gia mô hình còn được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 2 – 4%. Đây cũng được xem là một trong những mô hình điểm thực hiện mối liên kết “4 nhà“ tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao, bền vững gắn với doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ ổn định.
Nguồn Lê Thành (DakLak Online)
Vườn tiêu ở xã Ea Bhôk (Cư Kuin) cho năng suất cao và ổn định nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng bền vững.
Những năm gần đây, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao nên nhiều hộ nông dân đổ xô trồng tiêu, khiến diện tích loại cây này trong Tỉnh không ngừng tăng nhanh. Nếu như năm 2005 toàn Tỉnh mới chỉ có 3.567 ha tiêu thì đến nay đã tăng lên 11.000 ha (vượt trên 6.000 ha so với quy hoạch), sản lượng đạt gần 20.000 tấn/vụ. Mặc dù là loại cây trồng có khả năng thích ứng với nhiều vùng đất và nhu cầu nước tưới ít hơn cà phê, vụ thu hoạch hoàn toàn trong mùa khô, nhưng do yêu cầu kỹ thuật chăm sóc đối với cây tiêu khá cao, vốn đầu tư lớn, nên việc mở rộng diện tích tiêu không theo quy hoạch và chăm sóc không hợp lý rất dễ khiến cây tiêu bị nhiễm bệnh chết.
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đăk Lăk cho biết, từ việc phát triển ồ ạt cây tiêu đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy: Người dân phá bỏ nhiều diện tích cây trồng khác như cà phê, điều, cao su, cây ăn quả… để trồng tiêu. Thêm vào đó, khi chuyển sang trồng tiêu, người dân thường thiếu chú trọng khâu cải tạo đất, xử lý mầm bệnh. Phần lớn diện tích tiêu trong Tỉnh đều được trồng chủ yếu trên trụ chết, chưa chú trọng đến cây che bóng cho tiêu. Phân hóa học được bón với liều lượng cao, mất cân đối, lại ít quan tâm đến phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho cây tiêu, chính vì vậy tình hình sâu, bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Qua theo dõi của Chi cục BVTV, tính từ năm 2008 đến nay, tổng diện tích tiêu bị bệnh héo chết nhanh và vàng lá chết chậm là gần 680 ha với tỷ lệ hại từ 5-20%, diện tích bị nhiễm tuyến trùng là 580 ha.
Để cải thiện tính bền vững trong quá trình sản xuất cây tiêu, năm 2011 Viện KHKT Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Tỉnh tiến hành khảo sát xây dựng mô hình trình diễn trồng tiêu theo hướng bền vững tại phường Tân Bình (thị xã Buôn Hồ) và xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin) trên diện tích 5,3 ha, gồm 20 hộ tham gia mô hình trồng tiêu trên trụ cây sống. Kết quả cho thấy, năng suất tiêu từ các mô hình này cao hơn sản xuất đại trà từ 20,2 – 25,0 % (so sánh tại các vùng xây dựng mô hình). Tiếp tục đến năm 2012, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), Công ty thu mua Euroma phối hợp với Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 (Simexco Dak Lak) đã hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững”. Dự án được triển khai tại xã Quảng Tiến (huyện Cư M’gar), xã Ea Tân (huyện Krông Năng), phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ) với sự tham gia của 500 hộ dân, diện tích tiêu được chứng nhận là 411 ha, sản lượng 777 tấn, sản lượng thu mua 336 tấn (theo chứng nhận Rainforest Alliance)… Từ việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững, nhiều hội, đoàn thể và đơn vị chức năng địa phương trong Tỉnh đã có cơ sở để tổ chức cho hội viên tham quan các vườn tiêu hiệu quả trên địa bàn; đồng thời mở các lớp tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng tiêu hiệu quả theo hướng bền vững để bà con nông dân áp dụng. Từ đó những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật để chăm sóc cây tiêu đạt chất lượng cao đã được nhiều nông dân chia sẻ với nhau và mô hình này ngày càng nhân rộng.
Vườn tiêu của gia đình ông Trần Văn Tam ở xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar được áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng bền vững (theo Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững) từ hơn 2 năm nay. So với các vườn tiêu trồng theo phương thức truyền thống thì vườn tiêu gia đình ông có nhiều khác biệt như ít bị sâu bệnh, lá tiêu dày và xanh hơn, đặc biệt là đã hạn chế được dịch bệnh chết nhanh, chết chậm. Ông Tam cho biết, quy trình chăm sóc vườn tiêu bằng phương pháp sinh học khá đơn giản, chỉ sử dụng toàn phân xanh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây khi mới trồng. Khi tiêu cho trái thì bón thêm một ít phân vô cơ để hỗ trợ cây nuôi trái. Nhờ vậy với 1 ha tiêu kinh doanh, gia đình ông thu hoạch trung bình khoảng 6 tấn tiêu hạt, thu lãi trên 900 triệu đồng/năm, cao hơn các hộ trồng đại trà khác trong xã từ 1 – 2 tấn/ha.
Ông Huỳnh Quốc Thích cho hay: Đối với việc thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững thì nông dân được hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác tiêu bền vững, phương pháp thu hoạch, phơi sấy, bảo quản hồ tiêu và an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, được cấp phát và hướng dẫn sổ ghi chép nhật ký nông hộ, giúp nông dân chủ động hơn trong các khâu kỹ thuật, biết hạch toán chi phí trong sản xuất; được hỗ trợ mua tủ đựng thuốc BVTV, kinh phí đào hố để thu gom rác, nhất là bao bì thuốc BVTV nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động. Nhờ vậy, từ chỗ sản xuất tiêu theo kinh nghiệm là chính, nông dân đã biết hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chú trọng dùng phân hữu cơ vi sinh, tạo hệ thống thoát nước, trồng cây che bóng, chắn gió và sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục được khuyến cáo để phòng bệnh cho tiêu định kỳ nên vườn cây phát triển tốt, tăng năng suất. Không chỉ được chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiêu bền vững, các hộ tham gia mô hình còn được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 2 – 4%. Đây cũng được xem là một trong những mô hình điểm thực hiện mối liên kết “4 nhà“ tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao, bền vững gắn với doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ ổn định.
Nguồn Lê Thành (DakLak Online)
Hồ tiêu gia nhập CLB 1 tỷ USD: Phải sửa lại quy hoạch?
Hồ tiêu gia nhập CLB 1 tỷ USD: Phải sửa lại quy hoạch?
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác đang gặp nhiều khó khăn khi XK ra thị trường thế giới, hợp đồng thu mua bị suy giảm, bị bạn hàng ép giá… thì hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, vững bước tiến sâu vào thị trường thế giới. Lần đầu tiên sau bao năm XK, lần đầu tiên tiêu đạt trên 1 tỷ USD.
Nhiều khả năng cán đích trước 6 năm
Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu XK trong tháng 8 ước đạt 9.000 tấn, thu về 85 triệu USD, đưa khối lượng XK tiêu 8 tháng đầu năm lên 134.000 tấn, đạt kim ngạch 996 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và tăng 47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Bước sang tháng 9, tiếp tục duy trì phong độ ổn định cả về giá cả, lượng XK, hồ tiêu ghi dấu ấn kỷ lục.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 9, các DN trong nước đã XK được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch XK tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 137.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD. Như vậy so với cả năm 2013, lượng tiêu XK tính đến giữa tháng 9 đã nhiều hơn gần 4.000 tấn, XK cao hơn 100 triệu USD.
Thu nhập từ 1 ha trồng tiêu hiện cao gấp 5-6 lần cà phê, gấp 12 lần trồng chè
Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung hồ tiêu cho thế giới sẽ thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu vì các nước XK tiêu lớn như Ấn Độ, Indonesia giảm sản lượng 15-20%. Một lần nữa, đây sẽ là cơ hội cho ngành hồ tiêu Việt Nam tăng tốc XK.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, XK tiêu năm nay có thể sẽ tăng mạnh so với năm ngoái. Có khả năng năm 2014, XK tiêu sẽ đạt 1,3 tỷ USD - đây là con số tương đương với mục tiêu XK hồ tiêu của năm 2020 do Bộ NN&PTNT vừa đặt ra khi Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu phấn đấu của ngành là đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%, kim ngạch XK đạt 1,2-1,3 tỷ USD. Như vậy, nếu cuối năm ngành tiêu cán đích 1,3 tỷ USD cũng đồng nghĩa với việc cán đích sớm tới 6 năm. Nếu vậy, có lẽ Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu mới được phê duyệt, sẽ cần phải được chỉnh sửa lại cho theo kịp với thực tế.
Hiện tại, tiêu của Việt Nam đã có mặt tại hơn_90_quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu XK trên thế giới. Dù là nước gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) muộn nhất (tháng 3/2005 mới được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn là thành viên chính thức của Cộng đồng) nhưng vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo.
Gần đây, nhiều thị trường XK tiêu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh như Hoa Kỳ tăng 25,7% về khối lượng và tăng 35,19% về giá trị; Singapore tăng 80,74% về khối lượng và tăng gấp 2,27 lần về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 63,24% về khối lượng và tăng 93,63% về giá trị; Thị trường Ấn Độ tăng 85,68% về khối lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Điều phối nhịp nhàng, hài hòa lợi ích
Ngành hàng hồ tiêu đạt được nhiều thành công, giữ vị trí đứng đầu thế giới về lượng hồ tiêu XK và từ năm 2001 và duy trì cho đến hiện nay là do chúng ta có năng suất tiêu bình quân đạt hơn 2 tấn/ha, thuộc nhóm có năng suất cao trên thế giới.
Ưu thế thứ hai là sự ổn định về chất lượng và sản lượng. Mặc dù một số nước sản xuất tiêu đã giảm lượng sản xuất do giá cả thấp trong vài năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được diện tích và sản lượng. Đồng thời, chất lượng hạt tiêu ngày càng cao nhờ quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến chế biến sau thu hoạch.
Thế mạnh thứ ba là khả năng giảm thiểu XK thông qua các nhà buôn trung gian, mà tăng cường XK trực tiếp cho những nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gia vị ở các nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về thời điểm thu hoạch với những vùng canh tác chính trên thế giới cũng tạo lợi thế trong điều tiết thu mua, tiêu thụ cho hồ tiêu Việt Nam.
Trong khi Ấn Độ và Srilanka thu hoạch sớm từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, Brazil và Indonesia thu hoạch muộn hơn từ tháng 7 đến tháng 11. Việt Nam lại thường thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 5 trong đó lượng thu hoạch tập trung chủ yếu trong tháng 2 và tháng 3.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, khuyến cáo trong tình hình giảm cung và giá phục hồi như hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam nên tập trung để phát triển bền vững. Trước hết cần kiểm soát ổn định diện tích và sản lượng hồ tiêu trong nước.
Với tín hiệu phục hồi giá, nông dân có thể tái đầu tư mạnh vào diện tích hiện có hoặc trồng mới thêm. Trong trung hạn, có thể gây ra vấn đề dư cung như thời gian trước đây dẫn đến sự trì trệ của cả ngành hàng trong tương lai. Diện tích trồng được khuyến cáo duy trì ở mức như hiện nay, trên dưới 50.000 ha.
Cần tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ chế biến để đạt chất lượng hạt tiêu đảm bảo ATTP. Nâng dần tỷ trọng tiêu trắng trong cơ cấu tiêu xuất khẩu để nâng cao giá trị và lợi nhuận của ngành hàng.
Không khuyến thích thâm canh tăng năng suất, mà duy trì ổn định năng suất như hiện nay, tăng tuổi thọ vườn tiêu bằng các biện pháp canh tác và phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
Cần có những hoạt động nhằm điều phối, thống nhất việc XK tiêu giữa các DN để đạt được lợi ích chung cao nhất dựa trên các dự báo, thông tin thị trường chính xác. Các DN cần liên kết với hệ thống ngân hàng để có đủ vốn thu mua và dự trữ nguyên liệu ngay từ đầu vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.
Theo Thời báo Kinh doanh
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác đang gặp nhiều khó khăn khi XK ra thị trường thế giới, hợp đồng thu mua bị suy giảm, bị bạn hàng ép giá… thì hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, vững bước tiến sâu vào thị trường thế giới. Lần đầu tiên sau bao năm XK, lần đầu tiên tiêu đạt trên 1 tỷ USD.
Nhiều khả năng cán đích trước 6 năm
Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu XK trong tháng 8 ước đạt 9.000 tấn, thu về 85 triệu USD, đưa khối lượng XK tiêu 8 tháng đầu năm lên 134.000 tấn, đạt kim ngạch 996 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và tăng 47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Bước sang tháng 9, tiếp tục duy trì phong độ ổn định cả về giá cả, lượng XK, hồ tiêu ghi dấu ấn kỷ lục.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 9, các DN trong nước đã XK được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch XK tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 137.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD. Như vậy so với cả năm 2013, lượng tiêu XK tính đến giữa tháng 9 đã nhiều hơn gần 4.000 tấn, XK cao hơn 100 triệu USD.
Thu nhập từ 1 ha trồng tiêu hiện cao gấp 5-6 lần cà phê, gấp 12 lần trồng chè
Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung hồ tiêu cho thế giới sẽ thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu vì các nước XK tiêu lớn như Ấn Độ, Indonesia giảm sản lượng 15-20%. Một lần nữa, đây sẽ là cơ hội cho ngành hồ tiêu Việt Nam tăng tốc XK.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, XK tiêu năm nay có thể sẽ tăng mạnh so với năm ngoái. Có khả năng năm 2014, XK tiêu sẽ đạt 1,3 tỷ USD - đây là con số tương đương với mục tiêu XK hồ tiêu của năm 2020 do Bộ NN&PTNT vừa đặt ra khi Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được phê duyệt.
Theo đó, mục tiêu phấn đấu của ngành là đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%, kim ngạch XK đạt 1,2-1,3 tỷ USD. Như vậy, nếu cuối năm ngành tiêu cán đích 1,3 tỷ USD cũng đồng nghĩa với việc cán đích sớm tới 6 năm. Nếu vậy, có lẽ Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu mới được phê duyệt, sẽ cần phải được chỉnh sửa lại cho theo kịp với thực tế.
Hiện tại, tiêu của Việt Nam đã có mặt tại hơn_90_quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu XK trên thế giới. Dù là nước gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) muộn nhất (tháng 3/2005 mới được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn là thành viên chính thức của Cộng đồng) nhưng vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo.
Gần đây, nhiều thị trường XK tiêu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh như Hoa Kỳ tăng 25,7% về khối lượng và tăng 35,19% về giá trị; Singapore tăng 80,74% về khối lượng và tăng gấp 2,27 lần về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 63,24% về khối lượng và tăng 93,63% về giá trị; Thị trường Ấn Độ tăng 85,68% về khối lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Điều phối nhịp nhàng, hài hòa lợi ích
Ngành hàng hồ tiêu đạt được nhiều thành công, giữ vị trí đứng đầu thế giới về lượng hồ tiêu XK và từ năm 2001 và duy trì cho đến hiện nay là do chúng ta có năng suất tiêu bình quân đạt hơn 2 tấn/ha, thuộc nhóm có năng suất cao trên thế giới.
Ưu thế thứ hai là sự ổn định về chất lượng và sản lượng. Mặc dù một số nước sản xuất tiêu đã giảm lượng sản xuất do giá cả thấp trong vài năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được diện tích và sản lượng. Đồng thời, chất lượng hạt tiêu ngày càng cao nhờ quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến chế biến sau thu hoạch.
Thế mạnh thứ ba là khả năng giảm thiểu XK thông qua các nhà buôn trung gian, mà tăng cường XK trực tiếp cho những nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gia vị ở các nước. Bên cạnh đó, sự khác biệt về thời điểm thu hoạch với những vùng canh tác chính trên thế giới cũng tạo lợi thế trong điều tiết thu mua, tiêu thụ cho hồ tiêu Việt Nam.
Trong khi Ấn Độ và Srilanka thu hoạch sớm từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, Brazil và Indonesia thu hoạch muộn hơn từ tháng 7 đến tháng 11. Việt Nam lại thường thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 5 trong đó lượng thu hoạch tập trung chủ yếu trong tháng 2 và tháng 3.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, khuyến cáo trong tình hình giảm cung và giá phục hồi như hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam nên tập trung để phát triển bền vững. Trước hết cần kiểm soát ổn định diện tích và sản lượng hồ tiêu trong nước.
Với tín hiệu phục hồi giá, nông dân có thể tái đầu tư mạnh vào diện tích hiện có hoặc trồng mới thêm. Trong trung hạn, có thể gây ra vấn đề dư cung như thời gian trước đây dẫn đến sự trì trệ của cả ngành hàng trong tương lai. Diện tích trồng được khuyến cáo duy trì ở mức như hiện nay, trên dưới 50.000 ha.
Cần tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ chế biến để đạt chất lượng hạt tiêu đảm bảo ATTP. Nâng dần tỷ trọng tiêu trắng trong cơ cấu tiêu xuất khẩu để nâng cao giá trị và lợi nhuận của ngành hàng.
Không khuyến thích thâm canh tăng năng suất, mà duy trì ổn định năng suất như hiện nay, tăng tuổi thọ vườn tiêu bằng các biện pháp canh tác và phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
Cần có những hoạt động nhằm điều phối, thống nhất việc XK tiêu giữa các DN để đạt được lợi ích chung cao nhất dựa trên các dự báo, thông tin thị trường chính xác. Các DN cần liên kết với hệ thống ngân hàng để có đủ vốn thu mua và dự trữ nguyên liệu ngay từ đầu vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.
Theo Thời báo Kinh doanh
Xuất khẩu nông sản Việt vào EU: Cơ hội luôn đi cùng thách thức
Thực trạng và tương lai đầy triển vọng cũng như những tồn tại cần khắc phục để doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng nông sản sang Liên minh Châu Âu (EU) là chủ đề chính của hội thảo "Thị trường EU - Cơ hội và thách thức mới", do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội.
Thị trường đầy tiềm năng
Đến nay, EU vẫn là thị trường nhập khẩu quan trọng hàng đầu đối với DN và hàng Việt, với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2013 đạt gần 34 tỷ USD; trong đó Việt Nam đóng vai trò xuất siêu trong quan hệ thương mại song phương, chiếm gần 2/3 giá trị trên. Các chuyên gia xác nhận, EU là khu vực có tiềm năng, truyền thống nổi bật, với sức mua dồi dào và ổn định nhờ thu nhập bình quân đứng hàng đầu thế giới. Thực tế cho thấy, với 500 triệu người tiêu dùng, lại thiết lập xong khung pháp lý để thống nhất nguyên tắc và tiêu chuẩn cùng "chơi" trên một thị trường chung, nên khu vực này trở thành thị trường hoàn thiện - là mục tiêu theo đuổi của hầu hết DN toàn cầu.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Đại Dương
Trên thực tế, DN Việt đã và đang hiện diện khá vững chắc tại thị trường EU, với định hướng làm ăn lâu dài, tập trung vào việc mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cũng phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu theo xu hướng đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế mở, năng động và nhất là xác định xuất khẩu là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đại diện Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocharm) nhấn mạnh, quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa EU - Việt Nam đang tiến dần đến bước cuối cùng, hứa hẹn sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ mang lại ý nghĩa rất tích cực đối với DN Việt. Dự báo, khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU sẽ tăng mạnh, ở mức 30-40% so với trước thông qua việc gia tăng xuất khẩu một số nông sản truyền thống, có thế mạnh như cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, tôm... Hơn thế, cũng có khoảng 90 dòng thuế áp dụng đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ được EU giảm xuống mức thấp nhất, đồng nghĩa với sự hậu thuẫn cho hàng Việt thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường này.
EU gồm 28 quốc gia thành viên, có tổng mức giá trị nhập khẩu chiếm hơn 19% giá trị thương mại toàn cầu. EU là thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 4,1 tỷ USD năm 2000 và tăng lên tới gần 34 tỷ USD năm 2013. Những thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao thuộc EU lại là những thị trường nhỏ như: Hungary, Bồ Đào Nha, Latvia… với mức tăng trưởng trên 57%/năm.
Nâng tầm nông sản Việt
Các chuyên gia khuyến cáo, trong giao thương hiện đại không thể có thuận lợi hoàn toàn mà luôn đi cùng thách thức, bất lợi nếu DN không biết hoặc không thể hạn chế những nhược điểm, yếu kém của mình. Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, đại diện Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng DN chấp nhận xuất khẩu hàng nông sản mới qua sơ chế vẫn khá phổ biến do thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào được bảo đảm cả về khối lượng và chất lượng. Điều đó làm giảm cơ hội gia tăng giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu cũng như mất cơ hội về việc làm, thu nhập cho người lao động. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu do sự manh mún trong sản xuất, diện tích trồng cây nguyên liệu nhỏ lẻ, sản lượng thấp lại thiếu phương thức canh tác tiên tiến và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan…
Một nguyên nhân nữa, đó là DN trong nước cũng chưa quen với cách làm chặt chẽ, đúng quy định của đối tác EU. Đơn cử, DN bạn luôn yêu cầu minh bạch về thông tin sản phẩm, nhất là bảo đảm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như quy cách đóng gói, bao bì. Đây là những điều kiện gần như bắt buộc và không có sự thỏa hiệp, dễ dãi từ phía nhà nhập khẩu. Từ đó, DN của ta được gợi ý là nên chủ động tìm hiểu rõ quy định chung cũng như yêu cầu của đối tác để đáp ứng; đặc biệt không bao giờ hành xử cẩu thả hoặc có ý định sử dụng những "thủ thuật" khác như lách luật, mua chuộc, tình cảm riêng… với đối tác hoặc cơ quan quản lý nước ngoài. Đơn giản vì họ không có thói quen như vậy đồng thời luôn có ý thức đề cao pháp luật. Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu phải "sạch" về quyền sở hữu trí tuệ và DN cần hết sức tránh vấn đề này do tính nhạy cảm của nó trong giao thương quốc tế. Tiếp theo, sản phẩm xuất khẩu phải có giá bán hợp lý, có thuyết minh và thông tin thành phần cấu thành giá thành sản xuất thật rõ ràng để thuận lợi cho việc đối chiếu khi cần thiết. Làm được như vậy là có thể phòng tránh nảy sinh khiếu kiện chống bán phá giá từ phía DN nước ngoài. Một số vấn đề khác cũng quan trọng nhưng DN Việt chưa quan tâm thỏa đáng là không được sử dụng những đối tượng yếu thế, nhất là người già, trẻ em trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc có vi phạm pháp luật về lao động. Quá trình sản xuất cũng không được gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên hoặc xã hội. Đây là những yếu tố thể hiện sự văn minh nên dễ gây "dị ứng" đối với nhà nhập khẩu. Về phía mình, đại diện DN cũng xác nhận, nhìn chung các đơn vị vẫn còn một số lúng túng trước nhu cầu mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu nông sản vào EU. Đơn cử như DN chế biến cà phê vẫn chấp nhận việc bán sản phẩm mới qua sơ chế hoặc bán thành phẩm; trong khi nhà máy chế biến rau quả lại không làm chủ được vùng nguyên liệu bên cạnh sự bị động về công nghệ, thiếu vốn, phương pháp bảo quản lạc hậu hoặc bất lợi về khoảng cách vận chuyển…
Các chuyên gia cho rằng, DN cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu để khẳng định vị thế trên thị trường; đầu tư có trọng điểm để hình thành hệ thống nhà máy chế biến, từ đó nâng tầm sản phẩm nông sản Việt; đồng thời tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng, chế biến, bảo quản và vận tải nông sản.
Theo Hà Nội Mới
Thị trường đầy tiềm năng
Đến nay, EU vẫn là thị trường nhập khẩu quan trọng hàng đầu đối với DN và hàng Việt, với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2013 đạt gần 34 tỷ USD; trong đó Việt Nam đóng vai trò xuất siêu trong quan hệ thương mại song phương, chiếm gần 2/3 giá trị trên. Các chuyên gia xác nhận, EU là khu vực có tiềm năng, truyền thống nổi bật, với sức mua dồi dào và ổn định nhờ thu nhập bình quân đứng hàng đầu thế giới. Thực tế cho thấy, với 500 triệu người tiêu dùng, lại thiết lập xong khung pháp lý để thống nhất nguyên tắc và tiêu chuẩn cùng "chơi" trên một thị trường chung, nên khu vực này trở thành thị trường hoàn thiện - là mục tiêu theo đuổi của hầu hết DN toàn cầu.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Đại Dương
Trên thực tế, DN Việt đã và đang hiện diện khá vững chắc tại thị trường EU, với định hướng làm ăn lâu dài, tập trung vào việc mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cũng phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu theo xu hướng đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế mở, năng động và nhất là xác định xuất khẩu là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đại diện Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocharm) nhấn mạnh, quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa EU - Việt Nam đang tiến dần đến bước cuối cùng, hứa hẹn sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ mang lại ý nghĩa rất tích cực đối với DN Việt. Dự báo, khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU sẽ tăng mạnh, ở mức 30-40% so với trước thông qua việc gia tăng xuất khẩu một số nông sản truyền thống, có thế mạnh như cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, tôm... Hơn thế, cũng có khoảng 90 dòng thuế áp dụng đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ được EU giảm xuống mức thấp nhất, đồng nghĩa với sự hậu thuẫn cho hàng Việt thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường này.
EU gồm 28 quốc gia thành viên, có tổng mức giá trị nhập khẩu chiếm hơn 19% giá trị thương mại toàn cầu. EU là thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 4,1 tỷ USD năm 2000 và tăng lên tới gần 34 tỷ USD năm 2013. Những thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao thuộc EU lại là những thị trường nhỏ như: Hungary, Bồ Đào Nha, Latvia… với mức tăng trưởng trên 57%/năm.
Nâng tầm nông sản Việt
Các chuyên gia khuyến cáo, trong giao thương hiện đại không thể có thuận lợi hoàn toàn mà luôn đi cùng thách thức, bất lợi nếu DN không biết hoặc không thể hạn chế những nhược điểm, yếu kém của mình. Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, đại diện Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng DN chấp nhận xuất khẩu hàng nông sản mới qua sơ chế vẫn khá phổ biến do thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào được bảo đảm cả về khối lượng và chất lượng. Điều đó làm giảm cơ hội gia tăng giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu cũng như mất cơ hội về việc làm, thu nhập cho người lao động. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu do sự manh mún trong sản xuất, diện tích trồng cây nguyên liệu nhỏ lẻ, sản lượng thấp lại thiếu phương thức canh tác tiên tiến và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan…
Một nguyên nhân nữa, đó là DN trong nước cũng chưa quen với cách làm chặt chẽ, đúng quy định của đối tác EU. Đơn cử, DN bạn luôn yêu cầu minh bạch về thông tin sản phẩm, nhất là bảo đảm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như quy cách đóng gói, bao bì. Đây là những điều kiện gần như bắt buộc và không có sự thỏa hiệp, dễ dãi từ phía nhà nhập khẩu. Từ đó, DN của ta được gợi ý là nên chủ động tìm hiểu rõ quy định chung cũng như yêu cầu của đối tác để đáp ứng; đặc biệt không bao giờ hành xử cẩu thả hoặc có ý định sử dụng những "thủ thuật" khác như lách luật, mua chuộc, tình cảm riêng… với đối tác hoặc cơ quan quản lý nước ngoài. Đơn giản vì họ không có thói quen như vậy đồng thời luôn có ý thức đề cao pháp luật. Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu phải "sạch" về quyền sở hữu trí tuệ và DN cần hết sức tránh vấn đề này do tính nhạy cảm của nó trong giao thương quốc tế. Tiếp theo, sản phẩm xuất khẩu phải có giá bán hợp lý, có thuyết minh và thông tin thành phần cấu thành giá thành sản xuất thật rõ ràng để thuận lợi cho việc đối chiếu khi cần thiết. Làm được như vậy là có thể phòng tránh nảy sinh khiếu kiện chống bán phá giá từ phía DN nước ngoài. Một số vấn đề khác cũng quan trọng nhưng DN Việt chưa quan tâm thỏa đáng là không được sử dụng những đối tượng yếu thế, nhất là người già, trẻ em trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc có vi phạm pháp luật về lao động. Quá trình sản xuất cũng không được gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên hoặc xã hội. Đây là những yếu tố thể hiện sự văn minh nên dễ gây "dị ứng" đối với nhà nhập khẩu. Về phía mình, đại diện DN cũng xác nhận, nhìn chung các đơn vị vẫn còn một số lúng túng trước nhu cầu mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu nông sản vào EU. Đơn cử như DN chế biến cà phê vẫn chấp nhận việc bán sản phẩm mới qua sơ chế hoặc bán thành phẩm; trong khi nhà máy chế biến rau quả lại không làm chủ được vùng nguyên liệu bên cạnh sự bị động về công nghệ, thiếu vốn, phương pháp bảo quản lạc hậu hoặc bất lợi về khoảng cách vận chuyển…
Các chuyên gia cho rằng, DN cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu để khẳng định vị thế trên thị trường; đầu tư có trọng điểm để hình thành hệ thống nhà máy chế biến, từ đó nâng tầm sản phẩm nông sản Việt; đồng thời tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng, chế biến, bảo quản và vận tải nông sản.
Theo Hà Nội Mới
Phú Quốc: Nông dân yên tâm đầu tư trồng mới hồ tiêu
VOV.VN - Giá hồ tiêu liên tục tăng tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Liên tục trong nhiều năm nay giá hồ tiêu trên thị trường Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn biến động tăng giá, đây cũng là yếu tố tạo động lực cho các nhà vườn sản xuất hồ tiêu ở Phú Quốc yên tâm đầu tư phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống trên đảo.
Đến thời điểm này, giá bán hồ tiêu tại Phú Quốc giao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg tiêu cội, hơn 250.000 đồng/kg đối với loại tiêu chín, tăng gấp 1,5 lần với giá bán thời điểm thu hoạch chính vụ 2013-2014 và cao nhất kể từ trước đến nay. Giá hồ tiêu liên tục tăng trong nhiều năm qua, mang lại tín hiệu vui, tạo tâm lý ổn định cho các nhà vườn yên tâm mạnh dạn tái đầu tư vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Quý, người trồng tiêu ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương phấn khởi cho biết, người nông dân trên đảo trước nay vẫn dựa vào cây tiêu để xóa đói giảm nghèo, với mức giá như hiện nay, bà con nông dân trên đảo yên tâm trồng và phát triển cây hồ tiêu. Với giá tiêu này, mỗi hộ dân chỉ trồng 300 cây tiêu đã có thể cho lợi nhuận trang trải sinh hoạt ổn định cho gia đình 4 nhân khẩu.
Vườn tiêu của gia đình anh Hiếu cho năng suất cao.Mùa mưa năm nay, hầu hết các nhà vườn trên đảo Phú Quốc đều phấn khởi tập trung trồng mới vườn tiêu hoặc trồng thay thế phục hồi các vườn tiêu cũ bị lão hóa. Nhiều nông hộ còn mạnh dạn đầu tư trồng mới với số lượng lớn từ 1.000 - 2.000 bụi. Do phong trào trồng hồ tiêu diễn ra khá rầm rộ đã khiến chi phí đầu tư trồng mới cũng tăng cao.
Theo tính toán của bà con nông dân, năm nay chi phí trồng mới khoảng 400.000 đồng/bụi bao gồm mua cây nọc, giống, công làm đất, phân bón. Đây là cây trồng đòi hỏi mất nhiều công sức, tuy nhiên nếu giá hồ tiêu vẫn giữ mức ổn định trên 150.000 đồng/kg thì mỗi ha tiêu sau khi trừ chi phí cũng cho lợi nhuận hơn 300.000 triệu đồng, nông dân vẫn có cơ hội làm giàu trên mảnh vườn, thửa rẫy của mình.
Anh Huỳnh Quang Trung, một người trồng tiêu ở huyện Phú Quốc cho biết, giá tiêu 2 năm nay thấy ổn định. Nếu đầu tư theo đúng bài bản, người trồng tiêu sau 1 năm có thể thu hồi vốn.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Sở Văn hóa thể thao - du lịch và UBND huyện Phú Quốc khảo sát và nghiên cứu xây dựng đề tài mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu đảo Phú Quốc nhằm đưa mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu Phú Quốc phát triển quy mô và bền vững.
Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015, Phú Quốc chỉ giữ vững diện tích hồ tiêu khoảng 500 ha. Bởi vậy huyện cũng khuyến cáo nông dân không nên đầu tư trồng mới ồ ạt, tránh tình trạng hồ tiêu biến động xuống giá, điều này đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ./.
Mô hình trồng tiêu trên cây tràm sống – Một mô hình sáng tạo của nông dân
Hồ tiêu (Piper nigrum thuộc họ Piperaceae) được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của đất nước. Vào năm 2013, Việt Nam có lượng xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng 900 triệu USD; sản lượng hồ tiêu đạt khoảng trên dưới 100 ngàn tấn/năm. Giá cả thị trường hồ tiêu trên thế giới bình quân tăng liên tục, giá xuất khẩu hồ tiêu tại Việt Nam năm 2012 đạt khoảng 6.300 USD/tấn (VPA, 2013). Thị trường hạt tiêu Việt Nam hiện nay có mặt khắp các quốc gia trên thế giới, chủ yếu xuất khẩu đến các thị trường lớn như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Điều này cho thấy ngành hồ tiêu Việt Nam đang có cơ hội tốt cho phát triển từ đó nâng cao hiệu quả cho người trồng tiêu và góp phần vào sự phát triển ổn định kinh tế của cả nước.
Tiêu phát triển tốt trên trụ tràm sống
Ở ba vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung chiếm tổng cộng 99% diện tích trồng tiêu, còn lại chỉ 1% diện tích trồng tiêu ở tỉnh Kiên Giang chủ yếu ở Phú Quốc. Một ít diện tích ở huyện Giồng Riềng khoảng 40 ha và gần đây một số diện tích ở tỉnh Hậu Giang chưa nằm trong tổng số thống kê nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng.
Ở Việt Nam, cây Hồ tiêu phát triển mạnh trên vùng đất đỏ bazan, là một cây dây leo lâu năm nên cần trụ để leo trong khi sinh trưởng và phát triển. Trụ có thể là cây sống vừa làm trụ, vừa làm bóng râm như cây lồng mức, cây muồng đen, cây gòn, vông nem, cây ăn trái, cây cau… Trên cây trụ chết như các loại cây gỗ, cột bê tông, cột đá, bồn gạch… loại trụ này cần trồng thêm cây che bóng. Kỹ thuật trồng tiêu trên đất phèn sử dụng cây tràm sống làm trụ mới được nông dân ở các huyện Giồng Riềng, Kiên Giang; Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sáng tạo và đem lại hiệu quả cao.
Theo số liệu của ngành Khuyến nông tỉnh Kiên Giang năm 2014, huyện Giồng Riềng mới chỉ có trên 40 ha Hồ tiêu, năng suất đạt khá cao từ 2 - 3,5 tấn/ha/năm. Năm 2014, tiêu có giá từ 150.000 - 160.000 đồng/kg, mỗi năm những hộ trồng tiêu có thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn quả tại địa phương.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, diện tích đất nhiễm phèn trên địa bàn tỉnh gần 68 ngàn ha, tập trung ở Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, TP.Vị Thanh… Đất phèn thì khó sản xuất cây trồng, cần phải nghiên cứu tìm tòi những cây thích hợp để cho hiệu quả cao. Nông dân ở các huyện đất phèn ở Long Mỹ và Vị Thủy đã thành công khi đưa cây Hồ tiêu trồng trên đất phèn và độc đáo nhất là dùng cây trụ sống là cây tràm, một loại cây chỉ thị trên đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà từ trước đến nay, chưa ai nghĩ đến. Từ đó, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây tiêu, có nguồn thu nhập cao và ổn định. Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm của ông Dương Thanh Bình, ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là một trong những mô hình điển hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sáng tạo của nông dân vùng đất phèn. Còn ở huyện Vị Thủy, nông dân Nguyễn Văn Thì, sau 3 năm chuyển đổi sang mô hình trồng tiêu, hiện ông đã phát triển gần 1 ha cây tiêu và có thu nhập ổn định.
Vườn tiêu trên trụ tràm sống tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Về kỹ thuật, do đất phèn nên trước khi trồng cần bón vôi (khoảng 500kg/ha) rải trên mặt liếp vào đầu mùa mưa; sau trồng bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ và ít sử dụng phân vô cơ. Liều lượng bón sẽ tăng theo sự phát triển của cây nhằm tạo độ tơi xốp, có nhiều dinh dưỡng cho tiêu phát triển tốt. Phân hữu cơ có tác dụng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật đối kháng làm giảm nấm bệnh cho tiêu… Ngoài ra, để tiêu ngon, thơm nồng, nông dân còn biết sử dụng thêm phân gà, vịt để bón gốc. Cần chú ý đến hệ thống nước tưới tiêu, tránh ngập úng. Trong điều kiện dùng tràm làm cây trụ sống, khoảng cách giữa các trụ khoảng 1m. Cần bón bổ sung mỗi năm khoảng 2 - 3 lần phân NPK cho dây tiêu mọc nhánh nhiều.
Mặc dù các huyện trên đây diện tích trồng Hồ tiêu còn ít so với các loại cây trồng khác, nhưng cây hồ tiêu hứa hẹn sẽ mang đến thu nhập khá cho người dân ở vùng đất phèn. Đây thật sự là một mô hình làm ăn mới cần được các ngành có liên quan nghiên cứu và nhân rộng ở từng địa phương có điều kiện thích hợp và có định hướng trong phát triển bền vững cho sản xuất cây trồng trong vùng đất phèn và vùng đồng bằng khác./.
TS. Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học KTNN miền Nam
Tiêu phát triển tốt trên trụ tràm sống
Ở ba vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung chiếm tổng cộng 99% diện tích trồng tiêu, còn lại chỉ 1% diện tích trồng tiêu ở tỉnh Kiên Giang chủ yếu ở Phú Quốc. Một ít diện tích ở huyện Giồng Riềng khoảng 40 ha và gần đây một số diện tích ở tỉnh Hậu Giang chưa nằm trong tổng số thống kê nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng.
Ở Việt Nam, cây Hồ tiêu phát triển mạnh trên vùng đất đỏ bazan, là một cây dây leo lâu năm nên cần trụ để leo trong khi sinh trưởng và phát triển. Trụ có thể là cây sống vừa làm trụ, vừa làm bóng râm như cây lồng mức, cây muồng đen, cây gòn, vông nem, cây ăn trái, cây cau… Trên cây trụ chết như các loại cây gỗ, cột bê tông, cột đá, bồn gạch… loại trụ này cần trồng thêm cây che bóng. Kỹ thuật trồng tiêu trên đất phèn sử dụng cây tràm sống làm trụ mới được nông dân ở các huyện Giồng Riềng, Kiên Giang; Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sáng tạo và đem lại hiệu quả cao.
Theo số liệu của ngành Khuyến nông tỉnh Kiên Giang năm 2014, huyện Giồng Riềng mới chỉ có trên 40 ha Hồ tiêu, năng suất đạt khá cao từ 2 - 3,5 tấn/ha/năm. Năm 2014, tiêu có giá từ 150.000 - 160.000 đồng/kg, mỗi năm những hộ trồng tiêu có thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn quả tại địa phương.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, diện tích đất nhiễm phèn trên địa bàn tỉnh gần 68 ngàn ha, tập trung ở Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, TP.Vị Thanh… Đất phèn thì khó sản xuất cây trồng, cần phải nghiên cứu tìm tòi những cây thích hợp để cho hiệu quả cao. Nông dân ở các huyện đất phèn ở Long Mỹ và Vị Thủy đã thành công khi đưa cây Hồ tiêu trồng trên đất phèn và độc đáo nhất là dùng cây trụ sống là cây tràm, một loại cây chỉ thị trên đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà từ trước đến nay, chưa ai nghĩ đến. Từ đó, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây tiêu, có nguồn thu nhập cao và ổn định. Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm của ông Dương Thanh Bình, ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là một trong những mô hình điển hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sáng tạo của nông dân vùng đất phèn. Còn ở huyện Vị Thủy, nông dân Nguyễn Văn Thì, sau 3 năm chuyển đổi sang mô hình trồng tiêu, hiện ông đã phát triển gần 1 ha cây tiêu và có thu nhập ổn định.
Vườn tiêu trên trụ tràm sống tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Về kỹ thuật, do đất phèn nên trước khi trồng cần bón vôi (khoảng 500kg/ha) rải trên mặt liếp vào đầu mùa mưa; sau trồng bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ và ít sử dụng phân vô cơ. Liều lượng bón sẽ tăng theo sự phát triển của cây nhằm tạo độ tơi xốp, có nhiều dinh dưỡng cho tiêu phát triển tốt. Phân hữu cơ có tác dụng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật đối kháng làm giảm nấm bệnh cho tiêu… Ngoài ra, để tiêu ngon, thơm nồng, nông dân còn biết sử dụng thêm phân gà, vịt để bón gốc. Cần chú ý đến hệ thống nước tưới tiêu, tránh ngập úng. Trong điều kiện dùng tràm làm cây trụ sống, khoảng cách giữa các trụ khoảng 1m. Cần bón bổ sung mỗi năm khoảng 2 - 3 lần phân NPK cho dây tiêu mọc nhánh nhiều.
Mặc dù các huyện trên đây diện tích trồng Hồ tiêu còn ít so với các loại cây trồng khác, nhưng cây hồ tiêu hứa hẹn sẽ mang đến thu nhập khá cho người dân ở vùng đất phèn. Đây thật sự là một mô hình làm ăn mới cần được các ngành có liên quan nghiên cứu và nhân rộng ở từng địa phương có điều kiện thích hợp và có định hướng trong phát triển bền vững cho sản xuất cây trồng trong vùng đất phèn và vùng đồng bằng khác./.
TS. Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học KTNN miền Nam
Công nghệ tưới nhỏ giọt trên cây tiêu
Xuân Lộc là một trong những địa bàn phát triển mạnh cây hồ tiêu của tỉnh. Tuy nhiên năng suất, chất lượng tiêu trong những năm qua lại chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là việc cung cấp nước tưới không phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Nắm bắt được thực trạng trên câu lạc bộ (CLB) tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc, H. Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên cây tiêu và bước đầu đã đem đến hiệu quả thiết thực.
Các thành viên CLB tiêu năng suất cao tìm hiểu bình áp lực trong hệ thống tưới nhỏ giọt
Được thành lập vào năm 2010, với 50 hộ tham gia, CLB tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc đã trở thành nơi học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất tiêu giữ các thành viên. Những năm trước mặc dù công đầu tư chăm bón lớn nhưng cây tiêu lại không thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân chủ yếu được các thành viên xác định là do việc cung cấp nước chưa đảm bảo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Để khắc phục tình trạng trên, được sự hướng dẫn của Phòng khuyến nông huyện, CLB đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt trên cây tiêu.
Để áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thì chi phí đầu tư cho 1 hecta khoảng 60 triệu đồng, bao gồm hệ thống đường ống, hệ thống bình áp lực, máy bơm… Tuy nhiên hiệu quả mang lại lại rất lớn.
Đến thăm vườn tiêu của ông Vương Đoàn Ngoãn, Chủ nhiện CLB tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc, được tận mắt thấy vườn tiêu xanh non cho dù đã một thời gian qua tại địa bàn nắng nóng kéo dài liên tục. Ông Ngoãn cho biết từ khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, ông cảm thấy an tâm hơn khi phải đối mặt với những đợt nắng gay gắt. Trước kia, với cách tưới tràn trên bề mặt, người lao động phải vác vòi nước chạy cật lực khắp vườn dưới trời nắng gay gắt vô cùng vất vả, công lao động cao, hiệu quả thấp, bởi nước chỉ tràn trên bề mặt chứ chưa đủ thấm vào gốc tiêu. Bây giờ với hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần động tác khởi động máy bơm là có thể ung dung đứng nhìn những giọt nước thấm sâu vào từng gốc. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt thực sự đã giải phóng sức lao động, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công và nhiên liệu. “Trước đây với cách tưới tay thì tôi phải mất gần như cả ngày để tưới nước cho 1 sào tiêu, và cứ 3 ngày lại phải tưới một lần. Thế nhưng từ khi áp dụng tưới nhỏ giọt thì 5 đến 6 ngày mới tưới 1 lần, mặt khác tôi có thời gian làm thêm chậu cảnh để bán” ông Ngoãn cho biết.
Không chỉ tiết kiệm được công lao động mà điện năng tiêu thụ cho việc tưới nước cũng được tiết giảm đáng kể. Nếu trước tưới bằng tay để kịp thời gian nên hầu như nhà nào cũng đồng loạt tưới vào ban ngày, nhiều nhà cùng tưới nên nguồn điện không đảm bảo, chi phí lại cao. Nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt hầu hêt đều được thực hiện vào ban đêm nên chi phí tiền điện giảm đáng kể. “Khoảng 10h đêm tôi ra bật máy bơm để hệ thống tự vận hành, khoảng ba tiếng sau thì tắt máy đi ngủ. Nhờ khung giờ tưới ngoài giờ cao điểm tiêu thụ điện nên chi phí giảm rất nhiều. như gia đình tôi trước đây mỗi tháng mất từ 1 đến 1,5 triệu đồng tiền điện, thì nay chỉ vào khoảng 600 đến 700 ngàn” anh Trần Minh Nhỏ, một thành viên CLB cho biết.
Hệ thống tưới nhỏ giọt trên vườn tiêu gia đình ông Vương Đoàn Ngoãn
Bên cạnh đó hệ thống tưới nhỏ giọt còn giúp người trồng tiêu giảm được chi phí cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trước đây mỗi lần bón phân cho tiêu người trồng thường rắc phân trên bề mặt gốc tiêu sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát. Mặt khác việc tưới nước bằng tay dễ làm sói mòn bộ rễ cây tiêu nên làm tiêu mất sức, năng suất giảm. Thế nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước được bình áp lực hút ngượi, sau đó theo hệ thống đường ống đến từng gốc tiêu. Nhờ đó tận dụng được tối đa lượng phân bón, hiệu quả cũng được nâng cao. “Với hệ thống này không những tránh thất thoát phân bón, không gây ảnh hưởng đến bộ rễ cây mà chi phí phân bón cũng giảm hẳn. So với trước thì khi áp dụng tưới nhỏ giọt chi phí phân bón giảm đến 50%.” anh Nguyễn Văn Nam, thành viên clb chia sẻ. Cũng nhờ đó mà năng suất tiêu trong những năm gần đây của hội viên clb tăng đáng kể. Hiện nay với việc áp dụng công nghệ mới năng suất tiêu đạt khoảng 8 tấn trên 1 hecta, cao gấp đôi so với trước, bên cạnh đó chất lượng tiêu cũng được nâng cao, giá bán luôn cao hơn so với mặt bằng chung từ 10.000 đến 20.000/ 1kg.
Chính từ hiệu quả thiết thực đó mà từ chỗ chỉ có 6 hộ tham gia ban đầu thì nay đã có đến 70% hội viên clb tham gia thực hiện mô hình nước tưới nhỏ giọt. “cây tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất tiêu không những góp phần nâng cao đời sống người nông dân mà còn góp phần thwucj hiện chủ trương phát triển cây trồng chủ lực của tỉnh” ông Ngoãn cho hay.
Bài, ảnh: Phạm Tùng
(Bài viết đạt giải Khuyến khích cuộc viết tuyên truyền về tiết kiệm điện năm 2013
Các thành viên CLB tiêu năng suất cao tìm hiểu bình áp lực trong hệ thống tưới nhỏ giọt
Được thành lập vào năm 2010, với 50 hộ tham gia, CLB tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc đã trở thành nơi học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất tiêu giữ các thành viên. Những năm trước mặc dù công đầu tư chăm bón lớn nhưng cây tiêu lại không thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân chủ yếu được các thành viên xác định là do việc cung cấp nước chưa đảm bảo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Để khắc phục tình trạng trên, được sự hướng dẫn của Phòng khuyến nông huyện, CLB đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt trên cây tiêu.
Để áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt thì chi phí đầu tư cho 1 hecta khoảng 60 triệu đồng, bao gồm hệ thống đường ống, hệ thống bình áp lực, máy bơm… Tuy nhiên hiệu quả mang lại lại rất lớn.
Đến thăm vườn tiêu của ông Vương Đoàn Ngoãn, Chủ nhiện CLB tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc, được tận mắt thấy vườn tiêu xanh non cho dù đã một thời gian qua tại địa bàn nắng nóng kéo dài liên tục. Ông Ngoãn cho biết từ khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, ông cảm thấy an tâm hơn khi phải đối mặt với những đợt nắng gay gắt. Trước kia, với cách tưới tràn trên bề mặt, người lao động phải vác vòi nước chạy cật lực khắp vườn dưới trời nắng gay gắt vô cùng vất vả, công lao động cao, hiệu quả thấp, bởi nước chỉ tràn trên bề mặt chứ chưa đủ thấm vào gốc tiêu. Bây giờ với hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ cần động tác khởi động máy bơm là có thể ung dung đứng nhìn những giọt nước thấm sâu vào từng gốc. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt thực sự đã giải phóng sức lao động, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công và nhiên liệu. “Trước đây với cách tưới tay thì tôi phải mất gần như cả ngày để tưới nước cho 1 sào tiêu, và cứ 3 ngày lại phải tưới một lần. Thế nhưng từ khi áp dụng tưới nhỏ giọt thì 5 đến 6 ngày mới tưới 1 lần, mặt khác tôi có thời gian làm thêm chậu cảnh để bán” ông Ngoãn cho biết.
Không chỉ tiết kiệm được công lao động mà điện năng tiêu thụ cho việc tưới nước cũng được tiết giảm đáng kể. Nếu trước tưới bằng tay để kịp thời gian nên hầu như nhà nào cũng đồng loạt tưới vào ban ngày, nhiều nhà cùng tưới nên nguồn điện không đảm bảo, chi phí lại cao. Nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt hầu hêt đều được thực hiện vào ban đêm nên chi phí tiền điện giảm đáng kể. “Khoảng 10h đêm tôi ra bật máy bơm để hệ thống tự vận hành, khoảng ba tiếng sau thì tắt máy đi ngủ. Nhờ khung giờ tưới ngoài giờ cao điểm tiêu thụ điện nên chi phí giảm rất nhiều. như gia đình tôi trước đây mỗi tháng mất từ 1 đến 1,5 triệu đồng tiền điện, thì nay chỉ vào khoảng 600 đến 700 ngàn” anh Trần Minh Nhỏ, một thành viên CLB cho biết.
Hệ thống tưới nhỏ giọt trên vườn tiêu gia đình ông Vương Đoàn Ngoãn
Bên cạnh đó hệ thống tưới nhỏ giọt còn giúp người trồng tiêu giảm được chi phí cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trước đây mỗi lần bón phân cho tiêu người trồng thường rắc phân trên bề mặt gốc tiêu sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát. Mặt khác việc tưới nước bằng tay dễ làm sói mòn bộ rễ cây tiêu nên làm tiêu mất sức, năng suất giảm. Thế nhưng với hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước được bình áp lực hút ngượi, sau đó theo hệ thống đường ống đến từng gốc tiêu. Nhờ đó tận dụng được tối đa lượng phân bón, hiệu quả cũng được nâng cao. “Với hệ thống này không những tránh thất thoát phân bón, không gây ảnh hưởng đến bộ rễ cây mà chi phí phân bón cũng giảm hẳn. So với trước thì khi áp dụng tưới nhỏ giọt chi phí phân bón giảm đến 50%.” anh Nguyễn Văn Nam, thành viên clb chia sẻ. Cũng nhờ đó mà năng suất tiêu trong những năm gần đây của hội viên clb tăng đáng kể. Hiện nay với việc áp dụng công nghệ mới năng suất tiêu đạt khoảng 8 tấn trên 1 hecta, cao gấp đôi so với trước, bên cạnh đó chất lượng tiêu cũng được nâng cao, giá bán luôn cao hơn so với mặt bằng chung từ 10.000 đến 20.000/ 1kg.
Chính từ hiệu quả thiết thực đó mà từ chỗ chỉ có 6 hộ tham gia ban đầu thì nay đã có đến 70% hội viên clb tham gia thực hiện mô hình nước tưới nhỏ giọt. “cây tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất tiêu không những góp phần nâng cao đời sống người nông dân mà còn góp phần thwucj hiện chủ trương phát triển cây trồng chủ lực của tỉnh” ông Ngoãn cho hay.
Bài, ảnh: Phạm Tùng
(Bài viết đạt giải Khuyến khích cuộc viết tuyên truyền về tiết kiệm điện năm 2013