Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Bón phân mùa mưa cho cây hồ tiêu

Trong những quy trình chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu thì bón phân đúng lúc, đúng liều, đúng loại, đúng cách (4 đúng) là mấu chốt rất quan trọng trong việc quyết định năng suất và hạ giá thành.
Trong những năm gần đây sản lượng cà phê, hồ tiêu XK có phần giảm nhưng Việt Nam vẫn giữ "á quân" XK cà phê (chỉ sau Brazin), còn hồ tiêu đang đứng đầu thế giới. Diện tích, sản lượng cà phê, hồ tiêu SX tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.
Mặc dù thời tiết không được thuận lợi như mong muốn nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nông sản. Nhưng bù lại là sự tiến bộ KHKT, áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác mới... đặc biệt là đầu tư chăm sóc đúng từng thời điểm giúp cà phê, hồ tiêu giữ vững năng suất, chất lượng.
Trong những quy trình chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu thì bón phân đúng lúc, đúng liều, đúng loại, đúng cách (4 đúng) là mấu chốt rất quan trọng trong việc quyết định năng suất và hạ giá thành nông sản.
Tây Nguyên đang vào mùa mưa, mùa mà cây cà phê, hồ tiêu nuôi trái nên lượng dinh dưỡng cây trồng lúc này cần rất nhiều, không những nhiều mà còn đủ các vi chất cần thiết để đủ nuôi trái, chống chịu với môi trường mưa nhiều, sâu bệnh và đặc biệt hạn chế rụng quả trong giai đoạn nuôi trái.
Có rất nhiều Cty phân bón SX ra những loại phân chuyên dùng để bón cho cà phê, hồ tiêu trong giai đoạn này nhưng chủ yếu thiên về phần dinh dưỡng đa lượng (NPK) chứ không quan tâm nhiều đến vi chất thiết yếu.
Tuy nhiên, có một số ít Cty phân bón lớn nghiên cứu kỹ vùng đất Tây Nguyên, nguồn dinh dưỡng của cây cà phê, hồ tiêu trong những năm khai thác kinh doanh mới hiểu được cây trồng thiếu vi chất gì và bổ sung đúng đắn để ổn định pH đất đảm bảo cho cà phê, hồ tiêu phát triển bộ rễ, nuôi trái và hạn chế tối đa hiện tượng rụng trái do thiếu vi chất, cũng như thừa những chất không cần thiết làm lãng phí tiền của.
Là một trong những Cty có thị trường phân phối lớn và gắn liền nhiều năm với nông dân Tây Nguyên nên hiểu rõ vùng đất này, nhu cầu cây công nghiệp, rút tỉa kinh nghiệm của những nông dân SX giỏi nên cải tiến cho ra những sản phẩm phân bón mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cà phê, hồ tiêu trên vùng đất Tây Nguyên.
Chẳng hạn như những sản phẩm NPK truyền thống 16.16.8.9S+TE, 17.7.17.9S+TE... được Cty SX bằng công nghệ tạo hạt hơi nước tiên tiến giảm được hàm lượng lưu huỳnh (S) từ 13S xuống 9S là phù hợp với vùng đất Tây Nguyên (không làm chua đất do dư thừa S), làm hạt phân NPK tan nhanh hơn giúp cây hấp thu ngay kịp thời nuôi trái trong giai đoạn đang lớn nhanh. Nhờ đó mà hạn chế hiện tượng rụng trái do cung cấp dinh dưỡng không đủ và kịp thời.
Hay những sản phẩm đặc chủng bổ sung các vi chất hạn chế rụng trái như phân NPK PEP, Dr.Thúc Trái, Number One-Dưỡng Trái, đặc biệt trong năm 2014 cho ra sản phẩm NPK GoodLive (15-9-20+TE) với hàm lượng đạm, lân phù hợp và kali cao, bổ sung các trung vi lượng thiết yếu mới nhằm giúp nuôi trái hiệu quả hơn cho cây cà phê và hồ tiêu trong mùa mưa.
Sản phẩm này được các đại lý ở Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum tín nhiệm đem về nhằm giới thiệu giúp nông dân chăm sóc nâng cao năng suất cho cà phê, hồ tiêu.
Quy trình bón tham khảo từ Phòng Kỹ thuật của một công ty phân bón lớn:
Tên phân bón
Thời điểm
Lượng dùng
Công dụng
HC- BỘT CÁ LẠT

Đầu mùa mưa
400-500kg/ha
Bổ sung mùn, đạm cá, cải tạo đất.
Super vi lượng Việt Mỹ
Đầu mùa mưa
2,5-3kg/1.000m2
Bổ sung đầy đủ các vi lượng cho cây
16-16-8.9S+TE
16-16-13+TE
Đầu mùa mưa
250-300 kg/ha
Nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu
17-7-17.9S+TE
17-7-18.9S+TE
Giữa và cuối mùa mưa
400-500kg/ha
Nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu
PEP,DR-Thúc Trái, N01-Dưỡng Trái
Giữa và cuối mùa mưa
300-350kg/ha
Nhu cầu dinh dưỡng và vi chất thiết yếu
GoodLive(15-9-20+TE)
Giữa và cuối mùa mưa
300-350kg/ha
Nhu cầu dinh dưỡng và vi chất thiết yếu

     
THÀNH CÔNG

Hỏi đáp về Trồng cây hồ tiêu và các loại cây trồng trên đất đỏ bazan?

Một số câu hỏi liên quan đến lĩnh vực trồng trọt như: Trồng 1600 gốc tiêu, đang ra bông đồng loạt khoảng 15phân. Xin hỏi đổ thuốc phòng tuyến trùng rễ có ảnh hưởng đến trái không?; Trồng tiêu ác và tiêu lươn thì tiêu nào có giá trị hơn? Đất đỏ bazan nên trồng xen vào cây màu gì?... đã nhận được câu trả lời từ chuyên gia.

Câu hỏi:



Ảnh minh họa

Chị Lê Thị Lý, 0984794836, TT Kon Dơng - Mang Yang- Gia Lai hỏi: Trồng 1600 gốc tiêu, đang ra bông đồng loạt khoảng 15 phân. Xin hỏi đổ thuốc phòng tuyến trùng rễ có ảnh hưởng đến trái không?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Trong lúc cây hồ tiêu đang ra bông, chị Lý và bà con không nên tác động bất cứ biện pháp nào làm ảnh hưởng đến rễ cây kể cả việc tưới nước thuốc trừ tuyến trùng, mà nên tưới trước khi cây ra hoa khoảng 1-2 tháng hoặc sau khi hoa quả đã ổn định. Hoặc tưới cùng với khi bón phân hữu cơ cho cây hồ tiêu. Tốt nhất là nên tưới nước thuốc cho cây vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, lúc nàymật độ tuyến trùng đang tăng cao.

Câu hỏi:

TS Đinh Văn Đức cũng sẽ có câu trả lời cho câu hỏi của chị Nguyễn Thị Hợi, 01697481159, Lâm Hà - Lâm Đồng. Nội dung câu hỏi như sau: Trồng tiêu ác và tiêu lươn thì tiêu nào có giá trị hơn? Đất đỏ bazannên trồng xen vào cây màu gì?

Trả lời:

Chị Hợi thân mến, trồng tiêu bằng cành dây lươn sẽ cho hiệu quả hơn.

Nếu trồng bằng hom cành thì cây cho trái sớm trong vòng 1 năm sau khi trồng. Cây phát triển chậm không leo mà mọc thành bụi nên không không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8 năm) cho nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho sản xuất.

Nếu trồng bằng cây giống nhân từ hom cành lươn, cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho chuyên canh. Hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.

Cũng theo TS Đinh Văn Đức Trồng cây hồ tiêu trên đất đỏ Bazan, thời kỳ đầu khi cây hồ tiêu còn nhỏ nên trồng xen vào vườn các loại cây ngắn ngày họ đậu vào giữa khoảng cách các hàng và trụ tiêu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo tăng độ phì cho đất vừa chống cỏ dại,...

Câu hỏi:

Anh Hoàng Văn Vương, 01652465979, Vĩnh Tuy - Bắc Quang - Hà Giang hỏi: Cam sành 10 tuổi bị khô đầu cành và rụng lá , phun thuốc Anvin và đồng đỏ thì có tác dụng không?

Trả lời:

Thưa anh Vương. Theo TS Đinh Văn Đức, cây cam sành của gia đình anh bị khô đầu cành và rụng lá. Anh phun thuốc đồng đỏ cũng có tác dụng nhưng hiệu quả đạt được không cao.

Tốt nhất anh nên phun các thuốc như BAVISTIN 50 FL(SC), CARBENVIL 50 SC, APPENCARB SUPER 50 FL HOặC EPOLISTS 80 WP,….Anh lưu ý sửdụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Câu hỏi:

Anh Đỗ Như Huân, 01259498952, Đông Kết - Khoái Châu - Hưng Yên hỏi: Chanh tứ mùa trồng được hơn 3 năm rồi mà vẫn chưa có quả. Tôi mua mắt giống ở trại giống Sơn La. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo sự lý giải của TS Đinh Văn Đức, nguyên nhân cây chanh tứ thì ra hoa chậm có thể do mắt ghép đã lấy trên các cành vượt hoặc do kỹ thuật chăm sóc làm cây sinh trưởng quá mạnh nên cây chưa ra hoa.

Vào trước mùa cây chanh ra hoa khoảng 1 tháng, anhHuân đào đứt một số rễ cây thì sau khoảng 1 tháng cây sẽ ra hoa.

Nếu ghép bằng mắt của cành vượt cần phải chờ thên 1-2 năm nữa cây mới có thể ra hoa.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Chiến, 01643733211, Sóc Sơn - TP Hà Nội hỏi: địa chỉ bán giống các loại nấm ở nơi gần chất lượng?

Trả lời:

Để mua được giống nấm đảm bảo sạch bệnh và chất lượng tốt, anh có thể liên hệ trực tiết với:
Trung tâm công nghệ sinh học, viện di truyền Việt Nam

Địa chỉ: KM 2 - Đường Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế Từ Liêm- Hà Nội

Số điện thoại: 043. 7543 198 ; 043. 544712.

Tại đây, anh bà con sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc nấm.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Viết, 0914418550, Tân Văn - Lâm Hà -Lâm Đồng hỏi: Mua hạt giống cây dâu tằm ở đâu?

Trả lời:

TS Đinh Văn Đức cho biết: Cây dâu tằm có thể nhân giống bằng gieo hạt nhưng thường chỉ áp dụng cho công tác chọn tạo giống, còn trong sản xuất nhân giống để trồng bằng phương pháp vô tính (giâm hom cây dâu). Vì vậy để mua giống dâu tằm tại Lâm Đồng, anh Viết đến địa chỉ sau đây:

Tổng công ty dâu tằm tơ

Địa chỉ: số 20 Quang Trung, Phường 2, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng

Điện thoại: 0633864047



Xin được nhắc lại địachỉ cung cấp giống cây dâu tằm:

Tổng công ty dâu tằmtơ

Địa chỉ: số 20 QuangTrung, Phường 2, TX. Bảo Lộc,Lâm Đồng

Điện thoại: 0633864047

Gọi điện đến chươngtrình anh Viết cũng hỏi thêm: Vườn cà phê có nhiều cây tre rừng mọc thì khắcphục như thế nào?

TS Đinh Văn Đức cũng tư vấn cho câu hỏi này như sau: Để khắc phục các cây tre rừng mọc trong vườntrồng cà phê, tốt nhất là phải đào bỏ triệt để các gốc tre. Hoặc cũng có thể để như vậy đến khi cây cà phê lên tốt cùng với các cây che bóng sẽ che khuất ánh sáng, cây tre sẽ không mọc được nữa.

Câu hỏi:

Chị Trương Thị Dương,01639841588, Đông Mai - Yên Hưng - Quảng Ninh hỏi: 1 sào đậu đũa bị những con màu đen to bằng cọng tóc bám, làm cho ngọn bị teo, nhiều nhánh hoa có màu rỉ sắt, có hiện tượng chết dây khoảng 30%, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không thấy tiến triển. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục ?

Trả lời:

Theo mô tả của chị Dương, TS Đinh Văn Đức cho rằng cây đậu đũa bị bọ phân gai đen gây hại và bệnh trên hoa là bệnh rỉ sắt, bệnh do nấm gây ra.

Cách khắc phục như sau:

Đối với bọ phân đen, chị sử dụng các thuốc như MAP GREEN 6AS, 10 AS; OSHIN 20 WP; BIOSUN 3 EW;ACTARA 25 WG,...để phun trừ.

Đối với bệnh rỉ sắt sửdụng các thuốc như: NEW KASURAN 16.6WP, TILT 250 ND, TILT SUPER 300 EC,...đểphun trừ.

Sau khi phun thuốc cầnchú ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Câu hỏi:

Anh Vàng Văn Vương, 0912217635, Xuân Quang - Bảo Thắng - Lào Cai hỏi: Củ đậu giống của Trung Quốc đã trồng vụ đầu, hỏi có thể để giống lại sang vụ sau được không?

Trả lời:

Theo TS Đinh Văn Đức, cây củ đậu giống Trung Quốc trồng vụ đầu, khi cây mọc để cho ra hoa kết quả và quả già thì thu hoạch để giống trồng cho năm tiếp theo được. Còn hạt giống trồng trong năm không hết thì các hạt giống này không để làm giống cho vụ trồng năm sau được.

Phòng Ngừa Ngập Úng Hồ Tiêu Vào Mùa Mưa

GLO)- Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.


Ảnh: Đức Thụy

Gia Lai là một trong 6 tỉnh trọng điểm trồng tiêu của cả nước, với diện tích khoảng hơn 10.000 ha, với sản lượng hàng năm dao động từ 20 ngàn đến 24 ngàn tấn. Tuy nhiên, trước đây, năng suất và sản lượng tiêu trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh chết nhanh, chết chậm gây ra. Chỉ tính riêng trong năm 2013, diện tích tiêu chết trên toàn tỉnh là khoảng 300 ha, trong đó các huyện chịu thiệt hại nặng nhất là Chư Sê, Chư Pưh… Thực trạng tiêu chết qua các năm trên địa bàn tỉnh là bài học đắt giá cho việc trồng tiêu ồ ạt, chỉ dựa trên phép tính lợi nhuận đơn giản, không theo quy hoạch, cũng như sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên đã gây thiệt hại lớn cho nông dân. Do đó, cuộc chạy đua về giá trị kinh tế của loại cây trồng này nếu không có sự kiểm soát và phát triển theo hướng bền vững thì thiệt hại sẽ càng lớn hơn.

Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, hiện đa số diện tích tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung chủ yếu sử dụng trụ gỗ và trụ bê tông để trồng không có bóng che và tưới nước theo kiểu truyền thống (tưới dí). Cách tưới này cần phải làm bồn cho tiêu trong mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì nó sẽ gây ứ nước, ngập úng, độ ẩm cao và đây là môi trường thuận lợi cho nấm Phytopthra sp, các loại rệp sáp, tuyến trùng gây hại (gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu những năm qua) sinh trưởng và phát triển mạnh. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, góp phần phát triển cây tiêu theo hướng bền vững thì người dân cần phải thay đổi nhận thức về canh tác.



Theo đó, người dân cần trồng tiêu theo hướng trồng cạn, có lên luống, đặc biệt nên trồng cây che phủ cho đất như cây lạc dại, vừa chống xói mòn, rút nước nhanh trong mùa mưa, giữ ẩm trong mùa nắng, vừa tăng sinh khôi hữu cơ và tăng thêm dinh dưỡng cho đất. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học, các thuốc trị sâu bệnh bằng sản phẩm sinh học nhằm đảm bảo được tính cân bằng sinh thái, tăng độ phì và độ tơi xốp cho đất; phân hóa học chỉ là để hỗ trợ tăng năng suất, không nên quá lạm dụng-ông Bính cho biết thêm.

Ngoài ra, ông Hoàng Phước Bính cũng khuyến cáo trường hợp bà con muốn trồng mới thì cần chọn đất thật kỹ; đất phải thoát nước tốt, lớp đất mặt độ phì tốt, điều kiện nước thuận lợi. Đặc biệt, nên trồng tiêu bằng trụ sống và sử dụng giống tiêu lươn (vì tỷ lệ mầm bệnh, vi rút trong giống tiêu lươn rất thấp) vừa tạo sự bền vững cho vườn tiêu vừa giảm giá thành đầu tư ban đầu và bà con nên trồng từ nguồn vốn tự có, tránh vay vốn ngân hàng để trồng tiêu nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Những cây trụ sống nên trồng là hai cây thuộc họ đậu, ít tranh chấp chất dinh dưỡng với cây tiêu như cây muồng đen, cây keo; ngoài ra bà con cũng có thể trồng bằng cây gòn xanh, cây xoang…

Để phát triển cây tiêu theo hướng bền vững, giúp người dân tiếp cận tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại rất cần nhiều mô hình trình diễn và thực hiện nhiều đề tài để người nông dân định hướng và thực hiện có hiệu quả hơn.

Quang Tấn

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Giá hạt tiêu đã tăng lên mức kỷ lục: 172 ngàn đồng/kg

Giá hạt tiêu đã tăng lên mức kỷ lục, 172 ngàn đồng/kg vào chiều 19/6.

Theo ông Trần Hữu Thắng-người trồng tiêu giỏi nhất Việt Nam (ngụ ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), suốt trong tuần này giá hạt tiêu bán ra tăng lên từng ngày.

Mới hôm 14/6, giá tiêu hạt bán ra chỉ mới 150-152 ngàn đồng/ kg, trong 5 ngày nay gía đã vọt lên 171-172 ngàn đồng/kg.

“Thực ra, giá tiêu hạt đã bắt đầu tăng lên từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, do trên thị trường, trữ lượng tiêu hạt còn tồn tại nhà của người trồng tiêu không nhiều cho nên thương lái tranh mua để dự trữ cũng là một trong những nguyên nhân làm giá tiêu tăng rất nhanh trong gần tuần nay”, một số người trồng tiêu ở khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết.

Cũng theo ông Trần Hữu Thắng, giá tiêu bán ra như hiện nay thì người trồng tiêu có lãi rất cao.

Theo kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm, năng suất đạt cao và ổn định tại vườn tiêu của ông (11-12 tấn/ha) thì nếu sản lượng chỉ cần đạt 4 tấn/ha thì người trồng sau khi trừ chi phí đầu tư cho sản xuất khoảng 100 triệu/ha/năm cũng còn lãi ròng khoảng 580 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, trồng và chăm sóc tiêu cũng không phải dễ. Ngoài đất trồng phù hợp, giống tiêu tốt, khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu cũng hết sức khó…

Chính vì vậy, nhiều nông dân trồng tiêu thu lãi được 3 năm, đến năm thứ 4 do thời tiết, sơ sót trong khâu chăm sóc thì cả vườn tiêu, chỉ trong vài ngày bị sâu bệnh hoành hành…dây tiêu rủ xuống rồi chết sạch thì lãi trong 3 năm cũng không đủ để đầu tư trồng lại vườn tiêu mới.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Giá hạt tiêu tăng vọt, người dân phấn khởi

Các đại lý mua bán nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết: Thời điểm hiện nay, giá hạt tiêu mua tại nhà của nông dân là 150 đến 152 ngàn đồng/kg. So với cuối tháng 5, giá thu mua hạt tiêu đã tăng thêm 4-5 ngàn đồng/ký.

Ông Phan Hồng Oanh- chủ một trang trại trồng tiêu với diện tích khá lớn ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, trước đây hơn một tháng, giá hạt tiêu bán ra chỉ mới khoảng 135 ngàn đồng/ký. Với giá này, người trồng tiêu có lãi khá.

Nhiều vườn tiêu ở Đồng Nai nhờ áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm vào mùa khô nên cây phát triển tốt, sản lượng ổn định…Từ đó, giá thành đầu vào thấp hơn nên thu lãi cao hơn. Ông Nguyễn Văn Cảnh- người trồng tiêu ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) cũng cho biết, liên tiếp trong 3 năm nay giá hạt tiêu luôn ở mức cao trên 100 ngàn đồng/kg. Nay giá tăng vọt lên 150 ngàn đồng/ký thì người trồng tiêu có lãi đến 400-500 triệu đồng/ hécta.


Bà Bảo Ngọc (xã Bảo Bình, huyện Câm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) chăm sóc vườn tiêu

Khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ có diện tích trồng tiêu rất lớn. Riêng Đồng Nai, theo Sở NN&PTNT là tỉnh có diện tích trồng tiêu đứng thứ ba trong cả nước với diện tích trên 8.200 hécta. Trong đó, có khoảng 7.300 hécta cây tiêu đang trong thời kỳ thu hoạch, với tổng sản lượng trên 15 ngàn tấn/năm.

Cao Thuyên/ Dân Việt

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Sử dụng axit humic cho cây trồng


Trong thành phần nhiều loại phân bón gốc và bón lá hiện nay, ngoài chất hữu cơ và các chất đa – trung – vi lượng thông thường còn có thêm axit humic. Bài viết sau đây nhằm giúp bà con hiểu rõ axit humic là chất gì và tác dụng lên cây trồng như thế nào…

Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành một hợp chất hữu cơ phức tạp là chất mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên dộ phì nhiêu của đất. Trong chất mùn chứa nhiều loại acit hữu cơ như axit humic, axit fulvic, axit fugavic…, gọi chung là axit mùn. Trong số đó axit humic chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Humic là loại axit hữu cơ phức tạp, cấu tạo bởi nhiều thành phần hóa học, có khối lượng phân tử lớn, màu nâu đen, trung bình chứa 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác. Thành phần chính của axit humic là các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm chức hoạt động như các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học của axit humic phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức này và khả năng trao đổi ion của chúng.

Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây.

Bình thường nếu bón các phân hữu cơ tự nhiên (như phân chuồng, phân xanh…) cũng sẽ tạo thành chất mùn và axit humic, ngoài việc tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và tăng sức đề kháng của cây. Tỉ lệ chất hữu cơ được phân hủy tạo thành mùn (gọi là hệ số mùn hóa) trong các loại phân chuồng đã ủ hoai trung bình 30 – 50%, phân xanh 20 – 30%. Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa một khối lượng khá lớn trong lòng đất, tạo thành các mỏ than bùn.

Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thăm dò 8 mỏ than bùn (ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An) với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn ở các mỏ này có chất lượng tốt, hàm lượng mùn trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác. Than bùn trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp chất hữu cơ và axit humic cho công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiện nay.

Axit humic không tan trong nước nên cây không hấp thụ trực tiếp được, phải chuyển thành dạng muối humat tan được trong nước và giảm độ chưa mới sử dụng cho cây trồng. Công việc này gọi là sự hoạt hóa axit humic, có thể dùng các loại muối kiềm như muối natri, muối kali, thường dùng nhất là nước amoniac. Than bùn nghiền nhỏ trộn với 2 -3% nước amoniac rồi ủ khoảng 5 – 6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn.

Chất đạm trong nước amoniac gắn với gốc hữu cơ của axit humic tạo thành humat amôn, vừa dễ hòa tan vừa thêm chất đạm và giảm độ chua. Một số bà con ủ than bùn với vôi để bón, như vậy chỉ giảm độ chua và cung cấp thên chất hữu cơ cho đất chứ không có tác dụng hoạt hóa vì tạo thành humat canxi cũng rất khó tan trong nước, cây không sử dụng được.

Cũng có thể dùng vi sinh vật để hoạt hóa than bùn nhưng thời gian hoạt hóa lâu hơn dùng các muối kiềm, có thể phải 2 – 3 tháng.

Than bùn sau khi hoạt hóa có thể dùng làm phân bón ngay hoặc phối trộn thêm với các phân khoáng đa, trung và vi lượng để tạo thánh các loại phân hữu cơ – khoáng, hoặc trộn với vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ – vi sinh. Các loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn đã hoạt hóa không những cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật và các chất dinh dưỡng cho đất mà còn sử dụng được tính chất kích thích sinh trưởng vả tăng sức đề kháng cho cây trồng của axit humic.

Các humat trong than bùn đã hoạt hóa cũng được tách chiết để chế thành các phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng và thuốc phòng trừ bệnh cây. Trong các chế phẩm phân bón thường ghi hàm lượng axit humic, cần hiểu rằng đây là humat, tức là muối của axit humic (giống như trường hợp thuốc trừ cỏ 2,4D chính là muối của axit 2,4D). Tùy loại chế phẩm mà hàm lượng axit humic khác nhau. Trong phân hữu cơ vi sinh bón gốc thường chứa từ 2 – 5 %, còn phân bón lá hàm lượng axit humic thường cao hơn, lên tới 15 – 20%.

Axit humic còn được sử dụng trong các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh cây, giúp tăng cường sức kháng bệnh cho cây như bệnh nghẹt rễ, lở cổ rễ, đốm lá, sương mai cho cây trồng cạn và các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá cho lúa.

Với tác dụng thích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, lại tương đối dễ khai thác và chế biến với khối lượng lớn từ các mỏ than bùn, axit humic đang trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Theo: Báo NNVN

Thị trường tiêu Ấn Độ: Hạt tiêu nhập khẩu tràn ngập thị trường

Theo Business Line, tổng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm ước tính trên 6.000 tấn, làm cho Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu thứ ba trong top các nhà nhập khẩu tiêu hàng đầu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, các nông dân và các đại lý tại các thị trường chính đã cáo buộc tiêu nhập khẩu đang được đẩy vào thị trường trong nước dưới bóng tiêu Wayanad và tiêu Coorg, kể từ khi thị trường trong nước trả thêm tiền cho các loại tiêu này.
Thêm vào đó, ước tính có khoảng 40 – 50 % chỉ tiêu tái xuất khẩu, sau khi tiêu nhập khẩu được khai thác để sản xuất tiêu nghiền, đã thẩm lậu vào thị trường trong nước.
Thị trường phía Bắc Ấn Độ tiếp tục bị tiêu nhập khẩu tràn ngập và kết quả là, giá giảm hôm thứ Sáu, ngày 6/6.
Không có hoạt động nào được nhìn thấy trên các sàn giao dịch kỳ hạn của sàn giao dịch quốc gia và khu vực.
Thời tiết khô nóng nóng nghiêm trọng hiện đang phổ biến ở Delhi, Rajasthan và các bang khác cũng được cho là nguyên nhân làm suy giảm nhu cầu trong nước.
Trên thị trường giao ngay có 17 tấn tiêu đã được giao dịch. Các nhà xuất khẩu hàng đầu đã mua số hàng này. Trong khi đó, nguồn tin thị trường phía Bắc Ấn Độ cho rằng tiêu dành cho Nepal đã được giao nhận tại một số thị trường chính. Tiêu đen nhập khẩu đang được cung cấp với giá 675 Rupi/kg bằng tín dụng và tiêu trắng với giá 1.200 Rupi/kg giao bất cứ nơi nào ở Ấn Độ.
Một nông dân ở Sakleshpur (Karnataka) nói với Business Line ngày hôm nay rằng khách đã chào mua với giá 620 Rupi/kg. Nông dân ở đó và trong Chikamagalur cho biết vụ tiêu năm nay của bang Karnataka thất thu.
Giá giao ngay giảm thêm 500 Rupi xuống mức 67.100 Rupi/tạ (tương đương 11.334 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 69.100 Rupi/tạ (tương đương 11.672 USD/tấn) cho loại tiêu chọn, nhưng các giao dịch đều hạn chế. ( 1 USD = 59,2009 Rupi )
Giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ là 12.900 USD/tấn (c&f) đối với châu Âu và 12.150 USD/tấn (c&f) đối với Mỹ, vẫn cao giá hơn tiêu của các nguồn gốc xuất xứ khác.

Sử dụng nước thải biogas tưới cho vườn hồ tiêu

Tham quan nhà ông Đoàn Văn Lập, thôn 3, xã Xuân Phú, Huyện Ea kar chúng tôi không tránh khỏi sự thích thú khi nhìn thấy vườn hồ tiêu xanh mướt, thẳng tắp và trĩu quả. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lập cho biết: Ngoài việc sử dụng khí Biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông đã tận dụng nước thải biogas để tưới cho vườn tiêu rất hiệu quả. Năm năm trở lại đây, vườn hồ tiêu nhà ông không cần phải sử dụng phân bón nhưng vẫn tươi tốt. Với quy mô chuồng nuôi là 20 con heo thịt, hầm với thể tích 15 khối với 02 bể lắng nước thải, ông có thể sử dụng tưới luân phiên cho 1 ha tiêu. Trong 5 năm sử dụng, ông nhận thấy chỉ số phát triển cành lá của vườn tiêu tốt hơn: lá xanh , bền, dày hơn, tình hình sâu bệnh giảm hơn hẳn, tỷ lệ rụng quả ít, năng suất ước tính tăng hơn 15% so với những năm trước đây.

Theo cảm quan chúng tôi nhận thấy gié quả nhiều, hột to, chắc, màu sắc quả tươi sáng. Mới đầu, các hộ dân trong vùng nghe đến việc sử dụng nước thải biogas để tưới cho vườn tiêu thì rất e ngại, lo sợ vườn tiêu sẽ bị chết, sau khi ông Lập mạnh dạn đi đầu trong việc thử nghiệm sử dụng nước thải biogas để tưới cho vườn hồ tiêu, thấy hiệu quả rõ rệt thể hiện ngay trên chính mảnh vườn của ông, các hộ dân trong vùng đã bắt đầu áp dụng thành công và cho đến nay mô hình đã được phổ biến nhân rộng.Ông Lập cho biết, sau khi áp dụng mô hình này, gia đình ông và các hộ dân trong vùng không phải tốn kém chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhất là sản phẩm thu được là sản phẩm sạch, cũng có thể xem là sản phẩm hữu cơ rất phù hợp với xu hướng sản xuất theo hướng GAP hiện nay.



Theo dự án khí sinh học với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Chăn nuôi và Đại học nông nghiệp I, việc sử dụng hầm biogas để làm chất đốt, còn có lượng nước xả chứa 93% nước, 7% chất khô trong đó 4,5% là hợp chất hữu cơ và 2,5% là các chất vô cơ. Thành phần chính của nước xả bao gồm những chất hữu cơ ở thể rắn, các chất dinh dưỡng dễ hòa tan (có đặc tính phân bón và cải tạo đất), các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn...), những tế bào mới hình thành trong quá trình phân giải. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K trong nước xả: có từ 0,37-0,80 g/l N; 0,099-0,31 g/l P2O5; 0,32- 0,56 g/l K2O. Cũng theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo khí sinh học Trung Quốc thì trong 1m3 nước xả có khoảng 0,16-1,05 kg N tương đương với 0,35-2,3 kg đạm urê. So với phân chuồng thì nước xả có hàm lượng đạm tương đương. Như vậy, khi rửa chuồng có một lượng nước thừa ra đến hầm thứ hai (lắng) và tràn ra ngoài; nước này đã được lắng, còn rất ít mùi hôi hay không còn hôi thối.

Như vậy việc sử dụng nước thải từ hầm khí sinh học (biogas) là một dạng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng vừa cho tăng năng suất, vừa giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, vừa nâng cao chất lượng nông sản mà còn bảo vệ môi trường sống chung cho cộng đồng, góp phần thực hiện tiêu chí về vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã.


tin, ảnh: Hoàng Liên

Thú vị hồ tiêu Việt Nam

Hồ tiêu là ngoại lệ thú vị so với những mặt hàng nông sản xuất khẩu khác khi giá luôn ở mức cao suốt 8 năm, đặc biệt là 3 năm gần đây. Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

Chạm ngưỡng 1 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2014, hồ tiêu vẫn là mặt hàng xuất khẩu có sự phát triển rất mạnh khi tăng 33,6% về lượng và 42,3% về giá trị với 92.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu, kim ngạch đạt 645 triệu USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), với tiến độ này, cuối năm nay, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD với lượng xuất khoảng 125.000 - 130.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu năm 2013 gần 900 triệu USD. Như vậy, ngành hàng “bé” như hạt tiêu có cơ hội tham gia vào câu lạc bộ nhóm hàng nông sản xuất khẩu 1 tỷ USD mà 10 năm trước ít ai nghĩ tới. Nhưng giờ đây, hồ tiêu Việt Nam đã chiếm tỷ trọng áp đảo với 30% lượng xuất khẩu và trên 50% thị phần giao dịch thế giới. Vì vậy, VPA tự tin cho rằng, nếu các doanh nghiệp và nông dân đồng lòng thêm một bước nữa thì mặt hàng hồ tiêu Việt Nam sẽ đủ sức điều tiết giá cả thị trường thế giới. Bởi trong xuất khẩu, đây không phải là mặt hàng nông thủy sản duy nhất có sản lượng và giao dịch chiếm áp đảo, nhưng hồ tiêu lại là ngành hàng đầu tiên mà Việt Nam từng bước xác lập được vai trò và tầm ảnh hưởng trên thị trường giao dịch quốc tế.


Chăm sóc vườn tiêu.

Có thể nói, giai đoạn 2011 - 2014 là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam. Theo IPC, với sản xuất và thương mại hồ tiêu toàn cầu như hiện nay, có thể dự báo năm 2015 và đến năm 2020, hồ tiêu Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh với các nước cả về năng suất và giá thành, nhất là với Indonesia và Brazil, những quốc gia từng có sản lượng cao nhất thế giới trước khi Việt Nam nổi lên chiếm lĩnh. Giám đốc điều hành IPC, ông Kannan, cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Điều đáng nói, 3 - 4 năm qua, tác động của suy thoái kinh tế tài chính thế giới khiến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bị sa sút, không ít DN thua lỗ, nhưng ngành hàng hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, nhiều kỷ lục về lượng xuất, giá trị kim ngạch và giá bán liên tiếp xác lập qua từng năm.

Khẳng định vai trò

Từ việc chưa có chỗ đứng và thường bị các nhà đầu cơ chi phối giá cả, đến nay vị thế hồ tiêu Việt Nam ngày càng vững vàng trên thương trường quốc tế. Cộng đồng hồ tiêu thế giới nhìn Việt Nam với con mắt tôn trọng, lắng nghe và cùng chia sẻ. Suốt những năm 1990, Singapore chiếm ưu thế trong giao dịch hồ tiêu với lượng nhập khẩu lớn, lên đến 44.000 tấn/năm, trong đó Indonesia là nguồn cung cấp chính với 50% lượng nhập của Singapore. Nhưng sau đó thương mại hồ tiêu Singapore đã sụt giảm mạnh, xuống còn 10.000 tấn năm 2010. Theo VPA, mức giảm này chủ yếu là do nhà nhập khẩu đã mua hàng trực tiếp từ các nước sản xuất, nhất là Việt Nam. Hiện nay, thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%. Thời gian gần đây Singapore đã có sự thay đổi trong thương mại, nên lượng hồ tiêu nhập vào Singapore tăng trở lại, đạt 20.200 tấn năm 2013, nhưng nguồn cung chủ yếu đã chuyển qua Việt Nam, khi lượng hồ tiêu cung cấp cho Singapore chiếm đến 60%, Indonesia chỉ còn 28%.

Những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trước đây như Brazil, Indonesia đã và đang liên kết trong việc xuất nhập khẩu với Việt Nam lên đến hàng chục ngàn tấn/năm. Giám đốc điều hành IPC, ông Kannan, cũng chính thức đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia sang Việt Nam bởi vị thế và vai trò của hồ tiêu Việt Nam ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên thị trường quốc tế. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị quốc tế về hồ tiêu do IPC phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức tại TPHCM. Điều đáng nói, chất lượng, chủng loại mặt hàng hồ tiêu ngày càng phong phú. Từ chỗ chủ yếu xuất khẩu tiêu đen, nay đã xuất khẩu thêm tiêu trắng, tiêu bột, tiêu gia vị thực phẩm tới bàn ăn người tiêu dùng các nước ở châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ… làm gia tăng giá trị sản phẩm, thu nhập và lợi nhuận ngày càng cao.

5 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản trên 12 tỷ USD

Theo Bộ NN-PTNT, các mặt hàng nông sản xuất khẩu 5 tháng qua tăng trưởng khá là cà phê, nhân điều và hồ tiêu. Trong đó, xuất khẩu 966.000 tấn cà phê với gần 2 tỷ USD kim ngạch, tăng 36,7% về khối lượng và 29% về giá trị so cùng kỳ năm 2013; hạt điều đạt 98.000 tấn với 618 triệu USD, tăng tương ứng 10,8% và 11,5% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu hồ tiêu, 5 tháng hơn 92.000 tấn với 645 triệu USD kim ngạch, tăng 33,6% về lượng và tăng 42,3% về giá trị. Các mặt hàng thủy sản cũng có bước tăng trưởng khá khi đạt 2,8 tỷ USD, tăng 25%; tương tự, các mặt hàng gỗ chế biến đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, những mặt hàng nông sản chủ lực khác gặp khó khăn như: Lượng gạo xuất khẩu 5 tháng giảm 10,2% và 7,3% về giá trị so với cùng kỳ khi chỉ đạt 2,65 triệu tấn và 1,19 tỷ USD kim ngạch. Mặt hàng cao su xuất khẩu giảm 20,2% về lượng và 39,2% về giá trị với 239.000 tấn và 473 triệu USD kim ngạch. Khoai mì (sắn) và trà (chè) cũng suy giảm về lượng và giá xuất.

Như vậy, 5 tháng qua, tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm và thủy sản đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Công Phiên/ Báo SGGP